PEMNA 2019: Nỗ lực tăng cường quản lý nợ công để đảm bảo an toàn và bền vững nền tài chính quốc gia

06:31 PM 03/06/2019 |  Lượt xem: 232 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Nền tài chính công bền vững là chủ đề then chốt của mỗi chính phủ. Để đảm bảo nền tài chính công an toàn và bền vững, quản lý ngân sách Nhà nước và nợ công có vai trò hết sức quan trọng.

Việc tái cơ cấu ngân sách và quản lý hiệu quả nợ công không chỉ là vấn đề thời sự của các thành viên PEMNA, của Việt Nam, mà còn là tầm nhìn chiến lược cho nền tài chính quốc gia.

Để bù đắp bội chi và đề có nguồn lực giải quyết khủng hoảng, giải pháp là tăng vay nợ và vì thế nợ công toàn thế giới đã tăng. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này.Trong cơ cấu chi ngân sách Nhà nước, đã kiên định giảm bội chi từ trên 5% (quyết toán 2017) đã đạt 2,74% GDP, phấn đấu đến 2020 khoảng 3%. Với kết quả đó, đã giảm nợ công từ 63,8% đến nay còn 58,4% GDP nhưng xu hướng đang đi xuống vững chắc, trong tổng nợ công đã cơ cấu lại, trên 60% là các khoản nợ trong nước, kỳ hạn trái phiếu Chính phủ đã kéo dài hơn, bình quân trên 12 năm, lãi suất chỉ còn 4,2-4,5%/năm, đây là tỉ lệ hợp lý cơ cấu lại nợ công.

Cùng với việc Việt Nam được đánh giá là một thực tiễn tốt về quản lý nợ công, ngày 23/5/2019, Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính đã có bài trình bày tại Hội nghị toàn thể Mạng lưới Quản lý Chi tiêu Công tại Châu Á (PEMNA) về nội dung “Quản lý nợ công thận trọng – Kinh nghiệm của Việt Nam”.. Bài trình bày tập trung khuôn khổ pháp lý và thể chế quản lý nợ công tại Việt Nam; mức trần nợ và biện pháp đảm bảo ngưỡng an toàn nợ công

Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại trình bày tại Hội nghị.

Chia sẻ về mục tiêu quản lý nợ công, Ông Võ Hữu Hiển cho biết, Việt Nam hướng tới 3 mục tiêu chủ đạo: đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội với mức độ chi phí - rủi ro phù hợp; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong từng thời kỳ; thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước.

Trong 8 năm vừa qua, các thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực quản lý nợ công đã được hoàn thiện và đổi mới, từng bước tiếp cận các thông lệ quốc tế. Việc Quốc hội ban hành Luật Quản lý nợ công năm 2017 là bước thay đổi quan trọng, góp phần hoàn thiện chính sách quản lý, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ giữa quản lý nợ công, ngân sách và đầu tư công. Đã xây dựng và ban hành đầy đủ các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật. Đồng thời triển khai đồng bộ quy định của Luật, đặc biệt là việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Bộ Tài chính trong quản lý nợ công theo quy định của Luật ngay khi có hiệu lực thi hành.

Đối với các mức trần nợ của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đặt ra mục tiêu về các chỉ tiêu an toàn nợ như sau:

Các mức trần nợ của Việt Nam được đưa tra trên cơ sở phù hợp với khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, tương đồng với các nước có đồng mức hệ số tín nhiệm quốc gia và một số nước trong khu vực. Chỉ tiêu trần nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu NSNN hàng năm được tính toán để phù hợp với mục tiêu bội chi NSNN để đảm bảo bền vững tài khóa, khả năng huy động vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài và cơ cấu kỳ hạn TPCP trong nước.

Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị PEMNA, Quảng Ninh..

Cũng trong phiên thảo luận ngày 23/5 tại Quảng Ninh, đại diện cơ quan quản lý nợ tại Malaysia và Indonesia có bài trình bày về kinh nghiệm của các quốc gia này trong công tác quản lý nợ công. Chính phủ Malaysia quy định mức trần nợ chính phủ so với GDP là 55%, và không chế tỷ lệ nghĩa vũ trả nợ không quá 15% thu ngân sách nhà nước. Với Indonesia, Luật tài chính của quốc gia này quy định bội chi không quá 3% GDP và tỷ lệ nợ không vượt quá 60% GDP./.

Hồ Việt Hương