Việt Nam có dấu hiệu hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump

07:17 PM 03/06/2019 |  Lượt xem: 685 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đang tăng nhanh và tiếp tục duy trì thặng dư tài khoản vãng lai tổng thể. Nếu tiếp tục mua đô la trên thị trường ngoại hối để tránh tăng giá đồng nội tệ, Việt Nam có thể trở này đối tượng hứng chịu chính sách mà chính quyền tổng thống Trump áp dụng đối với các quốc gia bị coi là thao túng tiền tệ. Chuyên gia kinh tế Mỹ Brad W. Setser chia sẻ đánh giá trong bài viết ngày 27/5/2019.

Chính quyền tổng thống Trump đang tranh luận gay gắt về chính sách tiền tệ của Việt Nam. Mỹ quan tâm đến cán cân thương mại song phương, và thâm thụt thương mại song phương với Việt Nam đang gia tăng rất nhanh.

Việt Nam, cũng giống như Trung Quốc, xuất khẩu nhiều mặt hàng chế biến chế tạo sang thị trường Mỹ, và kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng có mức tăng đột biến trong Quý I năm 2019

Cán cân thương mại của Mỹ với Việt Nam (Tổng của 4 Quý gần nhất, đơn vị tỷ đô la, giá trị âm)

Theo nhận định của ông Setser, Việt Nam, cũng như Trung Quốc, không nhập khẩu nhiều mặt hàng chế tạo từ Mỹ. Một phần lý do là hàng hóa từ Việt Nam có giá trị gia tăng tương đối thấp, và vì vậy Việt Nam (chưa) sử dụng nhiều tư liệu sản xuất đứng đầu chuỗi cung ứng. Một phần lý do khác là nhiều mặt hàng trong chuỗi giá trị toàn cầu tuy đem lại mức lợi nhuận lớn (thường từ nước ngoài) cho các công ty Mỹ nhưng lại không thúc đẩy hoạt động sản xuất trực tiếp tại Mỹ. Đơn cử, nhiều công ty bán dẫn tại Mỹ có xu hướng xuất khẩu thiết kế của mình sang các thiên đường thuế, sau đó cấp phép sử dụng thiết kế cho các công ty gia công tại châu Á. Mức tăng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ vì vậy không tương ứng với mức tăng kim ngạch xuất khẩu từ Mỹ sang Việt Nam

Kim ngạch thương mại đối với mặt hàng chế biến chế tạo của việt nam (so với % GDP Mỹ)

Việt Nam, giống như Trung Quốc trong đầu những năm 2000, duy trì chế độ tỷ giá hối đoái gần như cố định theo đánh giá của ông Setser. Hầu hết các quốc gia với chế độ tỷ giá cố định cần can thiệp vào thị trường tại một số thời điểm. Việt Nam thường can thiệp để giữ giá trị đồng nội tệ ở mức thấp, tuy nhiên mức độ can thiệp tại từng thời điểm còn phụ thuộc vào bối cảnh toàn cầu.

Tuy vậy, chuyên gia kinh tế cho rằng Mỹ vẫn chưa thể gắn mác thao túng tiền tệ đối với Việt Nam tại thời điểm hiện nay.

Báo cáo (có độ trễ) về ngoại hối của Việt Nam chia sẻ với Mỹ đưa ra thông tin về 6 tháng cuối năm 2018, và giai đoạn này ngân hàng trung ương Việt Nam không hoạt động tích cực trên thị trường ngoại tệ. Trong khi đó, đây lại là thời điểm mà các động thái trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc của tổng thống Trump đã tạo áp lực giảm giá trị của tất cả các đồng tiền châu Á theo đuổi chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi (hoặc thả nổi có quản lý), và giảm áp lực tăng giá đối với các tiền tệ được quản lý chặt chẽ (như Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có thể bao gồm Đài Loan).

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam (tỷ đô la)

Ngoài ra, ông Setser nhận định rằng thặng dư thương mại của Việt Nam, xét theo một khía cạnh nào đó, có nguồn gốc từ Mỹ. Việc trạng thái thặng dư tăng đột biến gần đây (cũng như thặng dư của nhiều nền kinh tế đông Á khác) gần như chắc chắn là hệ quả trực tiếp của việc chính quyền tổng thống Trump áp các mức thuế lên Trung Quốc.

Cán cân thương mại mặt hàng chế biến chế tạo song phương của mỹ (Tổng của 4 Quý gần nhất, tỷ đô la)

Việt Nam ngày càng chứng tỏ mình đã trở thành điểm lắp ráp cuối cùng trong chuỗi cung ứng linh kiện điện tử ở châu Á. Mỹ một cách tự nhiên sẽ có thâm hụt song phương lớn với quốc gia là điểm cuối cùng trong chuỗi cung ứng châu Á, kể cả trong khi phần lớn giá trị gia tăng của hoạt động chế chiến chế tạo đến từ các nước khác.

Nhưng phân tích sâu hơn cho thấy không có quốc gia nào thực sự là một “Trung Quốc mới” bởi quy mô hoàn toàn khác. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể rất ấn tượng, tuy nhiên nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc.

Cán cân thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và Việt Nam (% GDP Mỹ)

Cho đến thời điểm hiện nay, dòng dịch chuyển nhu cầu của Mỹ từ Trung Quốc sang một số quốc gia châu Á vẫn ở mức khiêm tốn.

Thâm hụt cán cân thương mại với một số quốc gia châu Á (Tổng của 12 tháng gần nhất, tỷ đô la)

Hồ Việt Hương (https://www.cfr.org/blog/vietnam-looks-be-winning-trumps-trade-war)