Đối thoại về hợp tác thực hiện Dự án vốn ODA, vay ưu đãi giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Tái thiết Đức (Kfw)

10:33 AM 03/05/2019 |  Lượt xem: 2204 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Ngày 24/4/2019, được sự cho phép của Lãnh đạo Bộ, Bộ Tài chính đã tổ chức Đối thoại với Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) về hợp tác thực hiện dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ này với sự chủ trì của Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Ông Trương Hùng Long.

Tại cuộc Đối thoại, Bộ Tài chính đánh giá cao sự tham gia của KfW trong quá trình góp ý đối với nội dung của Luật Quản lý nợ công năm 2017 đã được Quốc hội ban hành ngày 23/11/2017. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã giới thiệu khái quát một số các điểm mới nổi bật của Luật Quản lý nợ công 2017, trong đó khẳng định vai trò và chức năng của Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, trong đó bao gồm nợ do Chính phủ vay nước ngoài (bao gồm vốn vay ODA, vay ưu đãi).

Vì vậy theo quy định của Luật Quản lý nợ công 2017, trong quá trình triển khai các dự án vôn ODA, vay ưu đãi tại Việt Nam, KfW cần thường xuyên phối hợp, trao đổi với Bộ Tài chính về khả năng triển khai các dự án mới, cung cấp thông tin, cùng tham gia khảo sát các dự án mới… Dựa trên các thông tin này, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các nhà tài trợ, trong đó có KfW để xây dựng khung huy động vốn trung hạn để các cơ quan chủ quản, chủ dự án có cơ sở cân nhắc, tiếp cận nguồn vốn nước ngoài trong tương lai. Về việc phối hợp với KfW, Bộ Tài chính có thể trao đổi, chia sẻ với KfW về khả năng và cách thức triển khai dự án, quan điểm sử dụng vốn và cơ chế tài chính áp dụng cho từng trường cụ thể; tránh mất thời gian của hai bên.

Về định hướng hợp tác giữa Bộ Tài chính và KfW trong thời gian tới, Ông Trương Hùng Long nhấn mạnh KfW cần báo cáo Chính phủ Đức để chuyển hướng các lĩnh vực ưu tiên dành cho Việt Nam dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực dân sinh, bảo vệ môi trường, nông thôn, hỗ trợ ngân sách để đầu tư cho những lĩnh vực phía Việt Nam cần tài trợ… nhằm sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn vốn tài trợ của KfW tại Việt Nam.

Về  ý kiến của nhà tài trợ, KfW đánh giá cao tinh thần hợp tác và sự trao đổi cởi mở của Bộ Tài chính, tiếp tục khẳng định Việt Nam là một đối tác quan trọng trong hoạt động của KfW ở khu vực Châu Á và trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, KfW cũng giới thiệu về định hướng tài trợ dành cho Việt Nam giai đoạn 2019-2020 với trị giá khoảng từ 940 đến 1.250 triệu EUR và khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc triển khai các dự án mới trong thời gian tới.

Lĩnh vực

Dự án/ lĩnh vực thực hiện

Tổng cam kết dự kiến

2022-26

Công cụ tài chính

Năng lượng

(Lĩnh vực ưu tiên)

  • Hiệu quả năng lượng cho lưới điện phân phối khu vực miền Bắc
  • Tăng cường lưới điện truyền tải/ phân phối nhằm giải tỏa công suất từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo khu vực miền Nam
  • Các dự án tương tự (truyền tải, phân phối) nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng
  • 500 - 700 triệu EUR
  • Vay phát triển
  • Vay xúc tiến
  • Trộn cùng viện trợ không hoàn lại (AIF)
  • Hỗ trợ ngân sách/ chính sách/ Vay dựa trên kết quả

Môi trường

(Lĩnh vực ưu tiên)

  • Quản lý rừng bền vững/ Chứng chỉ rừng
  • Quản lý rừng bền vững khu vực miền Bắc và Trung và REDD …
  • 80 triệu EUR
  • Vay phát triển
  • Viện trợ không hoàn lại
  • Trộn với viện trợ không hoàn lại (AIF)

Y tế

  • Xây dựng cơ sở mở rộng cho bệnh viện công tại Hà Nội
  • Xử lý chất thải bệnh viện tại Thanh Hóa…
  •  
  • Vay xúc tiến

Giao thông/ Phát triển đô thị

  • Tàu điện ngầm Metro Thành phố Hồ Chí Minh tuyến số 2 mở rộng
  • Tàu điện ngầm Metro Thành phố Hồ Chí Minh tuyến số 5
  • Hạ tầng đô thị
  • 300 - 400 triệu EUR
  • Vay xúc tiến
  • Hỗ trợ ngân sách/ Vay dựa trên kết quả

Nguyễn Thuỳ Dung