Tham gia cùng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Anh trong cuộc chiến chống lạm phát, ECB cho biết mức tăng là cần thiết sau khi chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt mà không có dấu hiệu giảm bớt trong vài tháng tới.
Chủ tịch của ECB, Bà Christine Lagarde, cho biết: “Chúng tôi dự đoán lạm phát sẽ vẫn ở mức cao không thể tránh khỏi trong một thời gian, do áp lực liên tục từ giá năng lượng và thực phẩm trong chuỗi giá cả”.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau quyết định này, bà cho biết việc đồng euro giảm giá so với đồng đô la đã làm tăng chi phí nhập khẩu, làm tăng thêm áp lực lạm phát.
Trong khi đó, triển vọng kinh tế đối với khối tiền tệ gồm 19 thành viên đang suy yếu, khiến các nhà hoạch định chính sách đau đầu khi họ cân nhắc về hướng đi của lạm phát trong năm tới. Nếu nền kinh tế rơi vào thời kì suy thoái, điều này sẽ gây áp lực giảm giá đối với mục tiêu 2% của ECB mà không cần tăng thêm lãi suất.
Bà nói: “Nhìn xa hơn về phía trước, trong trường hợp không có những gián đoạn mới, chi phí năng lượng sẽ ổn định và tắc nghẽn nguồn cung sẽ giảm bớt, cùng với quá trình bình thường hóa chính sách đang diễn ra, sẽ hỗ trợ lạm phát quay về theo mục tiêu của chúng tôi”.
ECB đã tăng ba mức lãi suất chính lên lần lượt là 0,50%, 0,75% và 0%, chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm kể từ cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp năm 2012.
Các nhà giao dịch tiền tệ sai lầm đã đảo ngược các khoản lỗ do sự chênh lệch giữa đồng euro với đồng đô la và bảng Anh trước đó trong ngày. Tuy nhiên, đồng đô la có thể được tăng giá trở lại khi các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ họp vào tuần tới, kỳ vọng rằng họ sẽ tăng lãi suất chính của Fed thêm 0,75 điểm.
Ngân hàng Trung ương Anh cũng dự kiến sẽ thúc đẩy cuộc chiến lạm phát bằng một đợt tăng lãi suất khác vào tháng Tám.
Các quan chức ECB đã phải chịu áp lực từ các quan chức Đức, Hà Lan và Áo trong việc tăng chi phí vay nợ bất chấp lo ngại rằng chi phí vay nợ sẽ leo thang đối với các thành viên Nam Âu của khối đồng tiền chung euro.
Sự sụp đổ của chính phủ Ý sớm ngày 21/07 đã làm tăng chi phí đi vay của Rome và gây áp lực lên ECB để đẩy mạnh chương trình "chống phân hóa", được thiết kế để bảo vệ các quốc gia đang gặp căng thẳng về tài chính nợ.
Những lo ngại về suy thoái đã giúp đẩy đồng euro xuống mức thấp nhất trong 20 năm so với đồng đô la, điều này làm tăng thêm nỗ lực chống lạm phát của ECB. Khi giá đô la tăng và giá Euro giảm thì giá dầu cũng sẽ tăng theo vì dầu nằm trong số nhiều mặt hàng được định giá bằng đô la.
Carsten Brzeski, nhà kinh tế trưởng khu vực đồng euro tại ngân hàng ING, cho biết: “Việc tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm và các hướng dẫn chính sách mềm dẻo cho thấy ECB cho rằng giai đoạn tăng 1 loạt lãi suất sẽ khép lại nhanh chóng”.
Ông cho biết các nguyên nhân của lạm phát sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất, nhưng ECB đã khôn ngoan khi tạo ra một cú sốc lớn hơn trước một cuộc suy thoái có thể xảy ra.
“Việc tăng lãi suất, cũng như các đợt tăng tiềm năng khác, đều nhằm mục đích hạ thấp kỳ vọng lạm phát và khôi phục danh tiếng và uy tín đã bị tổn hại của ECB với tư cách là cơ quan chống lạm phát. Quyết định này cho thấy ECB đang quan tâm đến uy tín của mình hơn là những vấn đề khác.”
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trước đó vào thứ Năm đã duy trì mức lãi suất cực thấp và báo hiệu quyết tâm của họ sẽ duy trì một ngoại lệ trong làn sóng thắt chặt chính sách.
Các động thái tăng lãi suất của thị trường đồng Euro sẽ có ảnh hưởng đến việc vay nợ của Chính phủ Việt Nam bằng đồng Euro trong thời gian tới. Lãi suất vay sẽ tăng lên so với trước đây, khoảng 1-1,5%/1 năm, tùy theo từng kỳ hạn vay từ 15-20 năm. Do đó, chi phí vay cho các dự án đầu tư sẽ tăng tương ứng trong bối cảnh Việt Nam vẫn cần vốn cho đầu tư phát triển và nhóm các đối tác Chính phủ Châu Âu vẫn có vai trò quan trọng./.