Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s hạ triển vọng hệ thống ngân hàng của Việt Nam xuống mức Tiêu cực trong bối cảnh đại dịch Covid-19

02:14 PM 07/04/2020 |  Lượt xem: 5108 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm có trụ sở tại Hoa Kỳ này nhận định rằng tác động của đại dịch đối với Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực châu Á là ít nghiêm trọng hơn, tuy vậy tình hình có thể diễn biến xấu hơn khi dịch bệnh lan rộng hơn ở trong nước.

Triển vọng đầu tư nước ngoài sẽ năm 2020 sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý đầu tư trên toàn cầu, điều này sẽ khiến các ngân hàng Việt Nam gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn bên ngoài.

“Chúng tôi đánh giá khả năng thanh toán của các ngân hàng Việt Nam được xếp hạng sẽ xấu đi, phản ánh điều kiện kinh tế chung. Nguồn vốn và thanh khoản tại các ngân hàng sẽ ổn định, tuy vậy tại các tổ chức nhỏ hơn hai yếu tố này có thể bị suy yếu khi niềm tin của người gửi tiền trở nên mong manh hơn do bất chắc kinh tế,” Moody’s cho biết.

Những yếu tố chính dẫn đến việc Moody’s hạ triển vọng hệ thống ngân hàng khu vực châu Á Thái Bình Dương

Tổ chức này dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với những thách thức chưa từng có bắt nguồn từ sự bùng phát của Covid-19.

Trong khi tình trạng truyền nhiễm Covid-19 trong nước hiện vẫn còn khá hạn chế, các doanh nghiệp ở Việt Nam phải đối mặt với cả cú sốc từ phía cung và cầu vì hoạt động kinh tế của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đang chậm lại.

Tác động đến du lịch sẽ tăng lên khi chính phủ Việt Nam tất cả các công dân nước ngoài nhập cảnh, trong khi tiêu dùng trong nước cũng suy yếu dần khi người dân bị hạn chế rời khỏi nhà.

Moody’s lưu ý rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng lên, làm tiêu dùng trong nước tiếp tục đà giảm.

Nhu cầu tín dụng trong năm 2020 sẽ giảm đi khi bên đi vay trở nên thận trọng trong bối cảnh kinh tế nhiều thách thức. Mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 sẽ phụ thuộc vào độ dài của giai đoạn gián đoạn hoạt động kinh tế và theo Moody’s là rất khó dự đoán.

Bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn sẽ gây áp lực lên giá trị tài sản. Khả năng trả nợ của bên đi vay sẽ thấp hơn vì doanh thu sụt giảm.

Tổ chức này cho biết dịch bệnh kéo dài sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể các khoản nợ xấu trong nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất chế biến chế tạo và thương mại, do độ mở lớn của nền Việt Nam cũng như mối quan hệ chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đệm dự phòng rủi ro của các ngân hàng Việt Nam cho các khoản vay mất khả năng trả nợ là tương đối hạn chế so với các ngân hàng khác trong khu vực châu Á. Moody’s nhấn mạnh các ngân hàng nhỏ hơn đặc biệt dễ bị tổn thương bởi hiện tượng rút tiền gửi lớn có thể xảy ra trước các thông tin tiêu cực. Ngược lại, đối với hệ thống ngân hàng nói chung, tăng trưởng tín dụng chậm lại cũng sẽ giảm bớt áp lực huy động vốn từ thị trường.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp, như việc cắt giảm lãi suất điều hành chính sách vào tháng 3 năm 2020, trong khi các ngân hàng cũng được khuyến khích đẩy mạnh cơ cấu, giãn nợ và giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các biện pháp này sẽ phần nào làm giảm tác động tiêu cực đến chất lượng tài sản.

“Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các ngân hàng khi cần thiết, chủ yếu thống qua hình thức hỗ trợ thanh khoản và áp dụng chính sách khoản dung như ngân hàng trung ương đã thực hiện trước đây”, Moody’s nhận định./.

Hồ Việt Hương