Tổng quan về nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục nợ công

10:34 AM 08/07/2019 |  Lượt xem: 667 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Nghiệp vụ quản lý nợ chủ động (LMO) là khái niệm bao hàm các giao dịch nợ công trên thị trường (trong môi trường không xảy ra khủng hoảng nợ) được các nhà quản lý nợ thực hiện nhằm huy động vốn, thay đổi cấu trúc danh mục nợ, và xử lý rủi ro danh mục nợ (1).  Khi các nhà quản lý nợ huy động vốn, những cân nhắc chính bao gồm (i) liệu nên tiến hành huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, ký kết thỏa thuận vay nợ, hoặc thông qua các loại nghĩa vụ tài chính khác của chính phủ, ví dụ như khoản tín dụng từ nhà cung ứng hay các giao dịch chậm trả; (ii) vay trong nước hay nước ngoài, và trong trường hợp phát hành trái phiếu quốc tế hoặc trái phiếu toàn cầu, cân nhắc giao dịch sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật nước nào, điều kiện niêm yết, hệ thống thanh toán bù trừ.v.v.; (iii) lựa chọn loại tiền tệ (nội tệ so với ngoại tệ, và trong trường hợp vay bằng ngoại tệ, nên vay bằng USD, EUR, JPY hay các loại tiền tệ khác); (iv) quy mô (giá trị) khoản vay, và trong trường hợp trái phiếu, liệu có nên huy động trái phiếu quy mô chuẩn và được bao gồm trong chỉ số (index) cụ thể hay không; (v) các điều khoản vay, bao gồm kỳ hạn, lãi suất kỳ vọng, cơ cấu trả gốc một lần (bullet) hay khấu trừ dần (amortizing); (vi) lựa chọn (a) tư vấn pháp lý và tài chính và (b) nhà bảo lãnh phát hành đối với trái phiếu hoặc ngân hàng đối với khoản vay.

Trong mối liên hệ này, nghiệp vụ LMO có thể ảnh hướng gián tiếp đến vị thế tài khóa của một quốc gia, ví dụ như thời điểm diễn ra các dòng tiền, cách tính toán quy mô nợ đặc biệt thông qua công cụ phái sinh, cũng như việc triển khai chính sách và nghiệp vụ tiền tệ. Tuy phần lớn LMO được áp dụng trong môi trường bình thường (không xảy ra khủng hoảng nợ), những nghiệp vụ này cũng được sử dụng trong một số trường hợp cơ cấu lại nợ công, chủ động thay đổi cơ cấu và lịch trả nợ gốc của danh mục nợ, hoặc/và để giảm chênh lệch tín dụng.

Từ góc nhìn quản lý chiến lược nợ, LMO có thể được coi như những công cụ giúp việc triển khai chiến lược nợ của một quốc gia được diễn ra thông suốt. Những giao dịch này không nên chỉ được coi là mang tính cơ hội nhằm giảm chi phí thanh toán nghĩa vụ nợ, hoặc chỉ đơn thuần để làm đẹp hồ sơ danh mục nợ. Quan trọng hơn thế, một chức năng nhiệm vụ được quy định trong văn bản lý, một chiến lược quản lý nợ và khuôn khổ đo lường rủi ro danh mục nợ rõ ràng là những điều kiện tiên quyết để quản lý rủi ro hiệu quả thông qua LMO. Hơn thế nữa, một quốc gia có thể cân nhắc triển khai LMO với mục tiêu điều chỉnh danh mục trái phiếu hiện hành để bổ sung các điều khoản thanh toán bình đẳng (pari passu) mới được chỉnh sửa, cũng như các điều khoản về ứng xử tương đồng (collective action clause) chặt chẽ hơn để tránh tình trạng một số chủ nợ không đồng ý tái cơ cấu nợ trong khi việc cơ cấu lại nợ trở nên cần thiết.

Những loại rủi ro mà các nhà quản lý nợ thường phải đối mặt có thể được phân thành các nhóm chính sau:

Loại rủi ro

Mô tả

(1) Rủi ro đảo nợ/tái cấp vốn

  • liên quan đến khả năng tái tài trợ vốn hoặc rủi ro không thanh toán được nghĩa vụ nợ tại thời điểm đáo hạn do mất khả năng tiếp cận thị trường, hoặc khẩu vị đầu tư của các chủ nợ ở mức thấp

(2) Rủi ro thị trường

  • liên quan đến biến động lãi suất (rủi ro lãi suất) và tỷ giá hối đoái (rủi ro tỷ giá)

(3) Rủi ro thanh khoản

(i) Rủi ro thanh khoản huy động vốn

  • là khó khăn chính phủ có thể gặp phải trong công tác huy động vốn trong một khoảng thời gian ngắn để thanh toán nghĩa vụ nợ tại thời điểm đến hạn

(ii) Rủi ro thanh khoản thị trường

  • là rủi ro các nhà đầu tư gặp phải khi khối lượng giao dịch của một trái phiếu, hoặc một nhóm trái phiếu trên thị trường thứ cấp giảm đột biến, ví dụ như do các yếu tố kinh tế thay đổi đột ngột, hoặc phát sinh nghĩa vụ dòng tiền không được dự báo trước

(4) Rủi ro tín dụng

  • liên quan tới (i) rủi ro tín dụng của chính phủ và (ii) khả năng các tổ chức đối tác đáp ứng nghĩa vụ thanh toán của mình

(5) Rủi ro pháp lý

  • đề cập đến một loạt rủi ro liên quan đến các hành động phát lý, hoặsc thiếu sót pháp lý liên quan đến việc áp dụng hoặc cách hiểu các hợp đồng, luật pháp và quy định

(6) Rủi ro dự phòng

  • liên quan đến các nghĩa vụ tài chính có thể phát sinh mà chính phủ phải thanh toán trong một số trường hợp cụ thể

(7) Rủi ro tác nghiệp

  • là một loạt các loại rủi ro phát sinh từ sai sót trong giao dịch, hệ thống giám sát và quản lý nội bộ không hiệu quả, thiếu sót pháp lý, sự cố an ninh hoặc thiên tai

Những biện pháp xử lý rủi ro danh mục đã được xây dựng, và việc ứng dụng các biện pháp này đã được nhiều tài liệu tài chính thảo luận liên quan đến quản lý tài sản. Quản lý nợ công được đề cập đến sau này thông qua đánh giá các rủi ro nêu trên và áp dụng phương pháp định giá thị trường đối với danh mục nợ. Như vậy, các nhà quản lý nợ có thể hưởng lợi từ việc sử dụng các phương pháp đánh giá rủi ro dựa theo thị trường và xây dựng khung quản lý rủi ro, và đây chính là cơ sở để áp dụng nghiệp vụ LMO đối với danh mục nợ để đạt được cấu trúc như mong muốn. Ngoài ra, khuôn khổ thể chế trong nước có thể hỗ trợ quản lý nợ hiệu quả bằng cách thiết lập (i) khuôn khổ pháp lý quản lý nợ, bao gồm hoạt động phát hành trái phiếu, ký kết các khoản vay, triển khai nghiệp vụ quản lý nợ, và giám sát nghĩa vụ nợ dự phòng; (ii) khung hoạch định chính sách tài chính vĩ mô và cơ chế phối hợp giữa quản lý nợ, chính sách tiền tệ và tài khóa; và (iii) kế hoạch phát triển các thị trường trái phiếu nội tệ.

Loạt bài nghiên cứu sau đây đề cập đến những khía cạnh cốt lõi nhất của việc nhận diện rủi ro danh mục nợ công, đo lường và quản lý, bao gồm việc phát triển thị trường trái phiếu nội tệ. Loạt bài nghiên cứu này chỉ ra những lưu ý cần thiết khi định nghĩa rủi ro danh mục nợ, xây dựng khuôn khổ quản lý rủi ro, và áp dụng LMO có liên quan chặt chẽ tới các nhà quản lý nợ cũng như các nhà hoạch định chính sách khác, các bên tham gia thị trường, tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng như giới phân tích. Những câu hỏi sẽ được loạt bài nghiên cứu giải đáp bao gồm (i) cơ cấu danh mục nợ hợp lý, (ii) chiến lược huy động vốn, bao gồm việc lựa chọn đồng tiền phát hành, (iii) đệm tồn ngân; (iv) đánh giá thanh khoản thị trường, và (v) quyết định nghiệp vụ LMO, bao gồm giao dịch mua lại, hoán đổi trái phiếu, cũng như (vi) việc sử dụng công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro danh mục nợ. Vai trò của các nhà bảo lãnh phát hành, xếp hạng tín nhiệm, và thị trường trái phiếu chính phủ (bao gồm các giai đoạn phát triển và hệ thống nhà tạo lập thị trường và khuôn khổ đấu thầu theo thông lệ tốt quả quốc tế) trong các quyết định chính sách liên quan đến quản lý nợ cũng sẽ được xem xét.

Trong phạm vi bài viết này, nghiệp vụ quản lý nợ công liên quan đến việc quản lý nợ gộp (gross debt) của chính quyền trung ương, bao gồm cả những khoản vay do chính quyền trung ương hoặc ngân hàng trung ương ký kết. Một số định nghĩa khác về khái niệm nợ công bao gồm: (i) nợ gộp của chính phủ, thường bao gồm chính quyền trung ương và địa phương, các quỹ an sinh xã hội, và khu vực công, thường bao gồm chính phủ và các tổ chức công lập (bao gồm các tổ chức công phi tài chính và các tổ chức công trong lĩnh vực tài chính, bao gồm ngân hàng trung ương, các tổ chức huy động tienf gửi công, và các tổ chức tài chính công khác); (ii) nợ ròng (net debt), tính bằng nợ gộp của chính quyền trung ương (hay chính phủ hoặc khu vực công) trừ đi các tài sản tài chính (có tính thanh khoản) thuộc sở hữu liên quan đến các công cụ nợ đó; (iii) dư nợ hoặc tổng giá trị nợ đã được ký kết; (iv) nợ bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng, là những khoản nợ chưa chuyển thành nghĩa vụ trực tiếp, hoặc/và trạng thái (position) của các công cụ phái sinh (theo đó các hợp đồng phái sinh, như hợp đồng hoán đổi, được tính vào phạm vi nợ); (v) nợ trong nước và nước ngoài xét theo (a) giác độ phát hành (tuân theo quy định của luật trong nước hay luật quốc tế), (b) loại tiền tệ (đồng tiền phát hành là nội tệ hay ngoại tệ), (c) giác độ nhà đầu tư hay nắm giữ công cụ nợ (chủ nợ và người cư trú hoặc không cư trú).

Sự khác biệt giữa các loại rủi ro (1) và (3) thường rất tinh tế. Ngoài ra, có mối liên hệ giữa rủi ro (3) và (4), vì rủi ro thanh khoản huy động vốn gia tăng sẽ gắn liền với rủi ro tín dụng mà các nhà đầu tư phải đối mặt, và rủi ro thanh khoản của nhà đầu tư càng cao sẽ làm tăng chi phí huy động vốn trên thị trường trong nước.

Tài liệu tham khảo:

https://www.imf.org/en/Publications/WP/Issues/2018/04/06/A-Primer-on-Managing-Sovereign-Debt-Portfolio-Risks-45746

 

(1)Trong phạm vi bài viết này, nghiệp vụ quản lý nợ công liên quan đến việc quản lý nợ gộp (gross debt) của chính quyền trung ương, bao gồm cả những khoản vay do chính quyền trung ương hoặc ngân hàng trung ương ký kết. Một số định nghĩa khác về khái niệm nợ công bao gồm: (i) nợ gộp của chính phủ, thường bao gồm chính quyền trung ương và địa phương, các quỹ an sinh xã hội, và khu vực công, thường bao gồm chính phủ và các tổ chức công lập (bao gồm các tổ chức công phi tài chính và các tổ chức công trong lĩnh vực tài chính, bao gồm ngân hàng trung ương, các tổ chức huy động tienf gửi công, và các tổ chức tài chính công khác); (ii) nợ ròng (net debt), tính bằng nợ gộp của chính quyền trung ương (hay chính phủ hoặc khu vực công) trừ đi các tài sản tài chính (có tính thanh khoản) thuộc sở hữu liên quan đến các công cụ nợ đó; (iii) dư nợ hoặc tổng giá trị nợ đã được ký kết; (iv) nợ bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng, là những khoản nợ chưa chuyển thành nghĩa vụ trực tiếp, hoặc/và trạng thái (position) của các công cụ phái sinh (theo đó các hợp đồng phái sinh, như hợp đồng hoán đổi, được tính vào phạm vi nợ); (v) nợ trong nước và nước ngoài xét theo (a) giác độ phát hành (tuân theo quy định của luật trong nước hay luật quốc tế), (b) loại tiền tệ (đồng tiền phát hành là nội tệ hay ngoại tệ), (c) giác độ nhà đầu tư hay nắm giữ công cụ nợ (chủ nợ và người cư trú hoặc không cư trú).

(2) Sự khác biệt giữa các loại rủi ro (1) và (3) thường rất tinh tế. Ngoài ra, có mối liên hệ giữa rủi ro (3) và (4), vì rủi ro thanh khoản huy động vốn gia tăng sẽ gắn liền với rủi ro tín dụng mà các nhà đầu tư phải đối mặt, và rủi ro thanh khoản của nhà đầu tư càng cao sẽ làm tăng chi phí huy động vốn trên thị trường trong nước.

 

 

 

Hồ Việt Hương