Tuy nhiên, qua công tác quản lý nhà nước về tài chính đối với các nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài một số năm vừa qua, Nhóm nghiên cứu nhận thấy, tổng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài cho Việt Nam không có sự biến động lớn nhưng các dự án có sự dịch chuyển về mục tiêu từ viện trợ nhân đạo sang nâng cao năng lực, từ xóa đói giảm nghèo sang các dự án nghiên cứu về chính sách, từ hoàn toàn cho không đến từng cá nhân các hộ nghèo chuyển dịch một phần sang có thu hồi nguồn lực để dành cho các hộ dân khác dưới dạng tín dụng vi mô, từ việc chuyển toàn bộ số tiền cho các cơ quan phía Việt Nam chi tiêu sang xu hướng cả nhà tài trợ và đối tác phía Việt Nam cùng thực hiện dự án, cùng chi tiêu.
Việc có các hoạt động tín dụng vi mô trong các dự án viện trợ là vấn đề không mới, các hoạt động thường diễn ra tại các cộng đồng dân cư, các nhóm có chung hoàn cảnh (cùng nhiễm một bệnh, cùng nghiện ma túy và các chất kích thích, cùng là các công dân đang tái hòa nhập cộng đồng sau khi thực hiện bản án của tòa án phán quyết do vi phạm pháp luật trước đó v.v...). Nhìn chung các hoạt động tín dụng vi mô sử dụng vốn viện trợ qua ghi nhận từ các báo cáo của một số cơ quan, tổ chức tiếp nhận viện trợ là có hiệu quả, giúp giảm gánh nặng về vốn để sản xuất kinh doanh (nhỏ và rất nhỏ) cho các hộ dân tại cộng đồng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là khi kết thúc các dự án viện trợ, thì số vốn sử dụng cho các hoạt động tín dụng vi mô không có quy định cụ thể về việc quản lý, sử dụng.
Hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về vấn đề quản lý tài chính nguồn vốn dư có nguồn gốc từ phần tín dụng vi mô trong các dự án viện trợ không hoàn lại, dẫn đến nguồn vốn kết dư sau khi các dự án này kết thúc được các tổ chức/địa phương quản lý không thống nhất, thậm chí không biết cơ quan nào quản lý, chịu trách nhiệm báo cáo, không cơ quan nào nắm được số liệu.
Bên cạnh đó, nhìn theo mặt tích cực của nguồn vốn bổ sung cho phát triển kinh tế xã hội đất nước, các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền cần quản lý tốt hoạt động của các dự án viện trợ trong đó có các hoạt động tín dụng vi mô nhưng trên tinh thần huy động được nguồn lực cho sự phát triển của Việt Nam và không vi phạm pháp luật Việt Nam.
Từ các lý do trên, Nhóm nghiên cứu nhận thấy cần thiết phải có sự rà soát, đánh giá lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước liên quan đến việc quản lý tài chính các dự án viện trợ trong đó có các hoạt động tín dụng vi mô tại Việt Nam hiện nay, khát quát hóa mô hình tài trợ phổ biến của các dự án dạng này tại Việt Nam, và nghiên cứu, đưa ra được đề xuất, giải pháp quản lý tốt nguồn vốn viện trợ sử dụng cho các hoạt động tín dụng vi mô khi dự án kết thúc. Vì vậy, Nhóm nghiên cứu đề xuất nghiên cứu Đề tài Cơ chế quản lý tài chính nguồn viện trợ kết dư sau khi kết thúc dự án tín dụng vi mô.
Một số kết quả đạt được của Đề tài:
Thứ nhất, Đề tài được kết cấu hợp lý, các nội dung được trình bày có sự gắn kết, phù hợp với hình thức trình bày của một đề tài nghiên cứu khoa học, phù hợp với phạm vi và mục tiêu nghiên cứu.
Thứ hai, các quy định liên quan về quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với các hội ngoài công lập hiện nay và thực trạng tình hình quản lý tài chính tại các tổ chức này được rà soát kỹ, nêu ra những điểm không còn phù hợp của chinh sách hiện hành có liên quan. Đóng góp quan trọng của Đề tài là đã làm rõ thực trạng của công tác quản lý tài chính các dự án tiếp nhận viện trợ hiện nay, đặc biệt là các dự án có các hoạt động tín dụng vi mô cũng như thực trạng của công tác xử lý vốn viện trợ dư đối các dự án tiếp nhận viện trợ có hoạt động tín dụng vi mô.
Thứ ba, các kiến nghị được đưa ra trong Đề tài là tương đối đầy đủ và rõ ràng, cả về khía cạnh kỹ thuật, chuyên môn và về cơ chế chính sách, có thể được nghiên cứu để đưa vào thực hiện trong thực tế quản lý, điều hành.
Đề tài đã được Hội đồng Khoa học của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại tổ chức nghiệm thu tháng 12/2018 và xếp loại đạt.
Đặng Anh Tuấn
Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: "Hoàn thiện tổ chức công tác Kế toán nợ nước ngoài của Chính phủ" (16/12/2020)
Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại năm 2020 (19/10/2020)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Áp dụng công cụ chiến lược quản lý nợ trung hạn trong công tác xây dựng kế hoạch và chiến lược quản lý nợ công tại Việt Nam. (11/05/2020)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu định hướng xây dựng chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 (11/05/2020)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đề xuất quy trình tiếp nhận, cơ chế quản lý tài chính đối với viện trợ quốc tế để cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai. (20/03/2020)
Nghiên cứu hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro đối với các khoản vay cho dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh (11/03/2020)
Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại năm 2019 (28/10/2019)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu các sản phẩm tài chính mới sau khi tốt nghiệp IDA (27/05/2019)
Đề tài Nghiên cứu khoa học: Phương pháp xác định thành tố ưu đãi GE đối với các khoản vay nước ngoài (19/03/2019)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Huy động vốn đầu tư phát triển của địa phương (16/03/2019)
Khách đang online: 15
Tổng số truy cập: