Việc xác định thành tố ưu đãi (GE) của cả Nhà tài trợ và Bộ Tài chính đều dựa trên công thức tính thành tố ưu đãi của OECD. Tuy nhiên, kết quả tính GE khác nhau là do sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau, cụ thể là khác biệt về quan điểm trong việc xác định lãi suất thực của khoản vay và lãi suất chiết khấu (DDR). Hệ quả của việc không thống nhất DDR sẽ khiến khó xác định cơ chế tài chính trong nước phù hợp cho từng Dự án.
Theo quy định của Luật Quản lý nợ công 2017, Bộ Tài chính chủ trì đàm phán thành tố ưu đãi của khoản vay nước ngoài. Trong bối cảnh OECD thay đổi phương pháp tính toán thành tố ưu đãi từ năm 2018, mục tiêu tổng quát của việc thực hiện Đề tài “Phương pháp xác định thành tố ưu đãi GE đối với các khoản vay nước ngoài” nhằm đánh giá phương pháp xác định thành tố ưu đãi đối với các khoản vay nước ngoài của Việt Nam và OECD, IMF áp dụng trước năm 2018 và đưa ra đề xuất phương pháp xác định thành tố ưu đãi cho Việt Nam áp dụng từ năm 2018.
Từ năm 2018, OECD sẽ áp dụng mức DDR mới. Cách tính DDR mới của OECD dựa trên DDR của IMF (5%/năm) và cộng thêm mức độ rủi ro từng quốc gia vay. DDR áp dụng cho các khoản vay của Việt Nam là 7%/năm (=5%+2%). Việc áp dụng DDR cố định là 7%/năm, không phân biệt đồng tiền vay, không phân biệt thời gian vay như trên chưa hợp lý, do: (i) hiện nay, đồng tiền vay chủ yếu của Việt Nam là đồng USD, EUR và JPY, chiếm 96% tổng vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Trong đó, sự biến động của các đồng tiền trên là rất khác nhau do bất ổn về kinh tế - chính trị ở từng khu vực là khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng DDR chung cho mọi đồng tiền là bất hợp lý; (ii) việc cộng thêm mức độ rủi ro quốc gia 2%/năm khiến DDR sẽ tăng cao, có lợi cho Nhà tài trợ, vì từ một khoản vay ưu đãi có thể dễ dàng chuyển sang thành khoản vay ODA.
Vì vậy, Đề tài đưa ra đề xuất áp dụng DDR dựa trên công thức tính DDR của IMF có tính đến yếu tố đồng tiền vay lại và mức rủi ro kỳ hạn (do OECD công bố) nhưng không bao gồm mức độ rủi ro quốc gia, cụ thể như sau:
“Tỷ lệ chiết khấu tương ứng lãi suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính toán, cụ thể:
(i) Trường hợp tại thời điểm tính toán Chính phủ Việt nam không phát hành trái phiếu quốc tế, đối với các khoản vay nước ngoài có thời gian vay dưới 15 năm, tỷ lệ chiết khấu là lãi suất chiết khấu (DDR) do OECD công bố hằng năm tương ứng với từng đồng tiền vay chủ yếu; đối với các khoản vay từ 15 năm trở lên, tỷ lệ chiết khấu được tính bằng trung bình 10 năm gần nhất lãi suất thương mại tham chiếu (CIRR) do OECD công bố tương ứng với từng đồng tiền vay chủ yếu (USD, EUR, JYP và WON) công mức rủi ro kỳ hạn cũng do OECD công bố. Đối với các đồng tiền khác, áp dụng lãi suất chiết khấu do OECD công bố áp dụng cho đồng USD.
(ii) Trường hợp tại thời điểm tính toán Chính phủ Việt Nam có phát hành trái phiếu quốc tế thì tỷ lệ chiết khấu là mức lãi suất thấp hơn giữa lãi suất phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ và lãi suất chiết khấu quy định tại điểm (i) nêu trên.”
Đề xuất áp dụng DDR như trên đã dung hòa được cả hai lợi ích và yêu cầu của phía Việt Nam (ràng buộc mức trần nợ công) và của phía Nhà tài trợ (tuân theo quy định OECD).
Đề xuất nêu trên đã được cụ thể hóa, đưa vào Luật Quản lý nợ công, Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày 01/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và Quy trình nội bộ của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại là Quy trình tính toán thành tố ưu đãi và đánh giá sự phù hợp của khoản vay mới đề xuất.
Bùi Thùy Linh
Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: "Hoàn thiện tổ chức công tác Kế toán nợ nước ngoài của Chính phủ" (16/12/2020)
Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại năm 2020 (19/10/2020)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Áp dụng công cụ chiến lược quản lý nợ trung hạn trong công tác xây dựng kế hoạch và chiến lược quản lý nợ công tại Việt Nam. (11/05/2020)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu định hướng xây dựng chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 (11/05/2020)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đề xuất quy trình tiếp nhận, cơ chế quản lý tài chính đối với viện trợ quốc tế để cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai. (20/03/2020)
Nghiên cứu hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro đối với các khoản vay cho dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh (11/03/2020)
Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại năm 2019 (28/10/2019)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu các sản phẩm tài chính mới sau khi tốt nghiệp IDA (27/05/2019)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Huy động vốn đầu tư phát triển của địa phương (16/03/2019)
Đề tài Nghiên cứu khoa học: Rà soát chính sách và hoàn thiện thể chế vay về cho vay lại nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ trong điều kiện hiện nay (15/03/2019)
Khách đang online: 64
Tổng số truy cập: