Nghiên cứu hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro đối với các khoản vay cho dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh

11:26 AM 11/03/2020 |  Lượt xem: 5190 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Trong thời gian qua, Chính phủ cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài thực hiện dự án đầu tư được coi là một bước trung gian để huy động nguồn vốn thực hiện các dự án cấp bách, dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước, có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn trong nước không đáp ứng được nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, việc cấp bảo lãnh của Chính phủ cho các doanh nghiệp phải được nghiên cứu, quản lý thận trọng, chỉ nên áp dụng ở một giai đoạn phát triển nhất định. Việc xác định, phân tích, đánh giá các loại rủi ro thận trọng và xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro hợp lý trong các dự án đầu tư có bảo lãnh vốn vay của chính phủ sẽ giúp giảm bớt tác động của các loại rủi ro và các nghĩa vụ tài chính của Chính phủ phát sinh từ các khoản vay được bảo lãnh.

Việc nghiên cứu các kinh nghiệm tốt nhất về quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng nói chung và nợ dự phòng nói riêng tại các cơ quan quản lý nợ của các Chính phủ trên thế giới góp phần đáng kể vào việc lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tốt cho Việt Nam, cụ thể là Bộ Tài chính, do đều là cơ quan của Chính phủ, tuy rằng thể chế hoạt động có thể không hoàn toàn đồng nhất. Đề tài đi sâu nghiên cứu về các vấn đề có tính chuyên môn trong nghiệp vụ quản lý rủi ro đối với các các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ dự phòng phát sinh từ bảo lãnh của Chính phủ cho doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tín dụng. Từ đó, Đề tài đưa ra những nguyên tắc, khuôn khổ và trình tự cần tuân theo để quản lý rủi ro, đề xuất một số vấn đề cần lưu ý để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động cấp và quản lý bảo lãnh; hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro của cơ quan cấp bảo lãnh.

Các công cụ từ kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trực tiếp trong quá trình triển khai nhiệm vụ chuyên môn hoặc tiếp tục nghiên cứu thực hiện như (i) Áp dụng hạn mức bảo lãnh cho từng doanh nghiệp lớn; (ii) Phí bảo lãnh phải thu đảm bảo tính đủ chi phí rủi ro; (iii) Tài sản bảo đảm cho các khoản vay được bảo lãnh; (iv) Trích lập dự phòng từ Ngân sách nhà nước cho khoản vay được bảo lãnh; (v) Thiết lập thể chế quản lý rủi ro và phân tích, đánh giá rủi ro định kỳ và giám sát doanh nghiệp vay vốn được Chính phủ bảo lãnh.

 Trước mắt, các công cụ này có thể được triển khai áp dụng bằng việc Bộ Tài chính ban hành quy trình quản lý rủi ro tại cơ quan quản lý nợ; xây dựng và ban hành Sổ tay hướng dẫn thẩm định và định lượng rủi ro đối với các dự án được Chính phủ bảo lãnh.

Phạm Hoài Anh

CÁC TIN KHÁC