Trong những năm vừa qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh, tạo ra nhu cầu vốn đầu tư lớn tại cấp địa phương. Mặc dù nợ chính quyền địa phương mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ công (từ 0,9% - 1,2% GDP từ năm 2007 đến 2017), tuy nhiên với tốc độ tăng trong những năm gần đây, nợ chính quyền địa phương dự báo tiếp tục tăng cao do nhu cầu vốn của các địa phương ngày càng tăng.
Việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển của các địa phương còn hạn chế, đặc biệt trong thời gian gần đây do sự tăng nhanh của nợ công (sắp đến ngưỡng an toàn 65% GDP), Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp siết chặt chính sách vay nợ công, đặc biệt trong việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài đối với chính quyền địa phương thông qua việc ban hành Nghị định số 52/2017/NĐ-CP ngày 28/4/2017 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài cho UBND tỉnh, thành phố và gần đây nhất là Luật Quản lý nợ công sửa đổi số 20/2017/QH14 và Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ (thay thế Nghị định số 52/2017/NĐ-CP trên). Điều này làm ảnh hưởng đến việc Chính quyền địa phương tiếp cận vốn ODA, vay ưu đãi, do đó đặt ra yêu cầu địa phương phải tìm kiếm các nguồn tài chính khác trong và ngoài nước để đầu tư cơ sở hạ tầng của địa phương.
Nội dung chính của Đề tài bao gồm:
(i) Tổng quan về tình hình huy động vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam, trong đó phân tích cơ sở pháp lý huy động, nhu cầu vốn và thực tiễn huy động vốn ở các địa phương.
(ii) Đánh giá các kênh huy động vốn trong nước (nguồn thu của địa phương, vay tồn ngân kho bạc, vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, đối tác công – tư) và huy động vốn ngoài nước (vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, vay thông qua các quỹ đầu tư phát triển). Trong đó, phân tích những thuận lợi và hạn chế của các loại hình này xét trên góc độ pháp lý và thực tiễn áp dụng.
(iii) Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về huy động vốn đầu tư phát triển cho chính quyền địa phương, trong đó nghiên cứu cụ thể trường hợp của Cơ quan Phát triển Pháp thực hiện các hình thức tài trợ vốn cho địa phương tại Việt Nam.
(iv) Định hướng, giải pháp và khuyến nghị trong việc huy động vốn tài trợ cho đầu tư phát triển ở địa phương.
Đề tài có tính ứng dụng trong quản lý và thực tiễn. Đối với cơ quan quản lý, các nghiên cứu của Đề tài giúp cơ quan quản lý trung ương (trong đó có Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại) trong việc xây dựng chính sách khuyến khích hoặc hạn chế các hình thức huy động vốn của địa phương phù hợp với định hướng quản lý nợ địa phương. Đối với địa phương, trên cơ sở đánh giá các mặt ưu và hạn chế của các hình thức huy động vốn, chính quyền địa phương sẽ xác định hình thức huy động phù hợp với điều kiện của địa phương và có định hướng phân bổ giữa các loại hình huy động để đảm bảo cân đối thu-chi của địa phương.
Nguyễn Thị Nụ
Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: "Hoàn thiện tổ chức công tác Kế toán nợ nước ngoài của Chính phủ" (16/12/2020)
Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại năm 2020 (19/10/2020)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Áp dụng công cụ chiến lược quản lý nợ trung hạn trong công tác xây dựng kế hoạch và chiến lược quản lý nợ công tại Việt Nam. (11/05/2020)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu định hướng xây dựng chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 (11/05/2020)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đề xuất quy trình tiếp nhận, cơ chế quản lý tài chính đối với viện trợ quốc tế để cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai. (20/03/2020)
Nghiên cứu hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro đối với các khoản vay cho dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh (11/03/2020)
Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại năm 2019 (28/10/2019)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu các sản phẩm tài chính mới sau khi tốt nghiệp IDA (27/05/2019)
Đề tài Nghiên cứu khoa học: Phương pháp xác định thành tố ưu đãi GE đối với các khoản vay nước ngoài (19/03/2019)
Đề tài Nghiên cứu khoa học: Rà soát chính sách và hoàn thiện thể chế vay về cho vay lại nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ trong điều kiện hiện nay (15/03/2019)
Khách đang online: 28
Tổng số truy cập: