Trong thời gian vừa qua, có nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề các dự án đầu tư thực hiện theo hình thức PPP và các bảo lãnh của Chính phủ theo các hợp đồng PPP. Nội dung và khuyến nghị tại các nghiên cứu này đã được nhìn nhận khách quan từ những góc độ khác nhau, tuy nhiên các nghiên cứu trong nước thường chỉ tập trung về việc thực hiện các dự án PPP dưới góc độ đầu tư (vốn, hợp đồng PPP, các cam kết của chính phủ và tình hình triển khai), trong khi các nghiên cứu quốc tế thường toàn diện hơn, với nhiều bài học kinh nghiệm xác đáng nhưng có nhiều hình thức chưa được thực hiện hoặc không phù hợp thực hiện với khuôn khổ pháp lý của Việt Nam. Với vai trò là những người trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản về quản lý nợ công, trong đó có việc cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ và các nghĩa vụ nợ dự phòng của chính phủ phát sinh từ bảo lãnh, trên cơ sở tham khảo các phân tích, đánh giá, nhận định của các tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế, báo cáo nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích và tiếp tục đưa ra những đánh giá, nhận xét với góc độ tài chính và rủi ro tài khóa từ các dự án PPP trên cả khía cạnh bảo lãnh cho dự án PPP và bảo lãnh cho nhà đầu tư vay vốn để thực hiện dự án PPP. Báo cáo đã phân tích cơ sở lý luận về PPP, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế của một số nước để đưa ra những nhận định trong bối cảnh của Việt Nam. Đặc biệt, Nghiên cứu cũng đưa ra những nghĩa vụ mà Chính phủ phải gánh chịu khi bảo lãnh cho các đối tượng thực hiện PPP và những rủi ro tài khóa phát sinh từ bảo lãnh chính phủ, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp cũng như định hướng trong thời gian tới để giảm thiểu rủi ro.
Các bài học rút ra từ nghiên cứu đều cho thấy biện pháp xử lý rủi ro tốt nhất và hiệu quả nhất theo kinh nghiệm quốc tế là Chính phủ phải (i) Lựa chọn dự án tốt; (ii) Có thể chế tốt; (iii) Có hệ thống các quy định và luật pháp tốt; và (iv) Có hệ thống ngân sách, kế toán và báo cáo tốt. Điều này cũng được nhóm nghiên cứu đề xuất về chính sách đối với việc bảo lãnh chính phủ đối với các dự án PPP là chỉ nên thực hiện khi đã có một khuôn khổ pháp lý và thể chế đủ mạnh, minh bạch để việc thực hiện và quản lý dự án PPP nói chung và bảo lãnh chính phủ cho dự án PPP nói riêng có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu đề tài được Hội đồng và chuyên gia đánh giá mang tính thực tiễn cao, có ý nghĩa áp dụng nhằm hoàn thiện chính sách Bảo lãnh chính phủ trong thời gian tới.
Hoài Anh
Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: "Hoàn thiện tổ chức công tác Kế toán nợ nước ngoài của Chính phủ" (16/12/2020)
Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại năm 2020 (19/10/2020)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Áp dụng công cụ chiến lược quản lý nợ trung hạn trong công tác xây dựng kế hoạch và chiến lược quản lý nợ công tại Việt Nam. (11/05/2020)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu định hướng xây dựng chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 (11/05/2020)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đề xuất quy trình tiếp nhận, cơ chế quản lý tài chính đối với viện trợ quốc tế để cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai. (20/03/2020)
Nghiên cứu hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro đối với các khoản vay cho dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh (11/03/2020)
Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại năm 2019 (28/10/2019)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu các sản phẩm tài chính mới sau khi tốt nghiệp IDA (27/05/2019)
Đề tài Nghiên cứu khoa học: Phương pháp xác định thành tố ưu đãi GE đối với các khoản vay nước ngoài (19/03/2019)
Đề tài nghiên cứu khoa học: Huy động vốn đầu tư phát triển của địa phương (16/03/2019)
Khách đang online: 67
Tổng số truy cập: