Bài 3: Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ nước ngoài của quốc gia cho các nước có khả năng tiếp cận vốn trên thị trường

02:37 PM 25/02/2020 |  Lượt xem: 655 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Khung phân tích bền vững nợ được IMF phối hợp với Ngân hàng Thế giới xây dựng từ năm 2002 với mục tiêu phát hiện, phòng ngừa và xử lý các cuộc khủng hoảng nợ tiềm tàng một cách hiệu quả hơn. Công cụ này phân biệt giữa các quốc gia có khả năng vay vốn trên thị trường (market-access countries, MAC), là quốc gia thường có khả năng tiếp cận các thị trường vốn quốc tế; và các quốc gia có thu nhập thấp (low-income countries, LIC), là các nước đáp ứng nhu cầu vay vốn nước ngoài chủ yếu thông qua các nguồn lực ưu đãi như các khoản vay ODA.

Với việc nước ta đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, các khoản vay trong nước ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong danh mục nợ công và tỷ lệ các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài có xu hướng giảm dần, kể từ năm 2016 IMF đã phân tích tính bền vững nợ của Việt Nam sử dụng khung đánh giá cho các quốc gia có khả năng tiếp cận vốn trên thị trường (MAC DSA).

Khung đánh giá bền vững nợ MAC DSA không đưa ra các ngưỡng an toàn cho chỉ tiêu nợ như đối với LIC, thay vào đó đề xuất các mức tham chiếu rủi ro cho các quốc gia thuộc thị trường mới nổi. Nếu vượt quá các mức này thì theo đánh giá của IMF xác suất xảy ra khủng hoảng nợ tại quốc gia đó là cao.

MAC DSA tập trung vào các chỉ số thể hiện tổng nhu cầu huy động vốn vay công và vốn vay nước ngoài; và không đặt ra các ngưỡng tham chiếu cho hệ số trả nợ trên giá trị xuất khẩu. Các chỉ tiêu về nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được xem xét trong khuôn khổ MAC DSA.

Một số chỉ tiêu được IMF đề xuất các quốc gia theo dõi, đánh giá bền vững nợ nước ngoài bao gồm:

- Nhu cầu vay nước ngoài so với GDP, theo đó nhu cầu vay nước ngoài được xác định bằng tổng cân đối tài khoản vãng lai, nghĩa vụ trả nợ gốc của các khoản nợ nước ngoài trung và dài hạn, và nợ nước ngoài ngắn hạn cuối kỳ trước.

- Tỷ lệ nợ công bằng ngoại tệ;

- Tỷ lệ nợ công nắm giữ bởi chủ thể không cư trú và một số chỉ tiêu khác (chi tiết tại Biểu 1).

Xét theo khung đánh giá MAC, hồ sơ nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay được IMF nhận định là bền vững với rủi ro xảy ra khủng hoảng nợ ở mức thấp, với các chỉ số nợ đều nằm dưới mức rủi ro tham chiếu của IMF.

Mức rủi ro tham chiếu đánh giá bền vững nợ nước ngoài cho các quốc gia thuộc nền kinh tế mới nổi (1)

Các chỉ số về gánh nặng nợ

 

 

 

Nợ gộp của chính phủ (% GDP)

60

 

55,6 

Nhu cầu vay nợ gộp của khu vực công (% GDP)3/

15

 

4,8

Các chỉ số về diễn biến nợ

 

 

 

Mức chênh so với Chỉ số trái phiếu thị trường mới nổi toàn cầu (EMBI) (điểm cơ bản)

800

600

141

Nhu cầu vay nước ngoài (% GDP)4/

20

15

12,8

Nợ công bằng ngoại tệ (tỷ trọng trên tổng dư nợ)

80

60

43,6

Thay đổi hàng năm về tỷ trọng nợ công ngắn hạn theo kỳ hạn gốc

1,5

1,0

0

Tỷ lệ nợ công nắm giữ bởi chủ thể không cư trú nắm giữ

60

45

47,5

1/ Các mức chuẩn được làm tròn.

2/ Theo tính toán của IMF.

3/ Tổng cân đối tài khoản vãng lai và trả nợ gốc nợ nước ngoài ngắn hạn của khu vực công và tư nhân với kỳ hạn còn lại.

4/ Tổng cân đối tài khoản vãng lai, nghĩa vụ trả nợ gốc của các khoản nợ nước ngoài trung và dài hạn, và dư nợ nước ngoài ngắn hạn cuối kỳ trước.

Đáng chú ý, chỉ tiêu dư nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài so với kim ngạch xuất khẩu không thuộc khung đánh giá MAC do, theo quan điểm của IMF:

- Các chỉ tiêu này không phản ánh những loại rủi ro chính mà các quốc gia vay vốn thị trường phải đối mặt. Chính phủ có thể kiểm soát quy mô và cơ cấu nợ công, tuy nhiên khó có thể tác động lên hoạt động vay, trả nợ của khu vực tư nhân.

- Việc quy định các mức trần cứng đối với nợ nước ngoài của quốc gia có thể hạn chế dư địa vay để đáp ứng nhu cầu huy động vốn cần thiết của khu vực công, hoặc ngược lại.

- Tổng dư nợ khu vực tư nhân so với GDP không phải là thước đo được khuyến nghị để đánh giá rủi ro đối ngoại, thay vào đó IMF khuyến nghị nên xem xét các chỉ tiêu đánh giá rủi bảng cân đối tài chính của doanh nghiệp.

Quy định về tài khóa và quản lý nợ nước ngoài tại một số nước

 

Thái Lan

In-đô-nê-xia

Ma-lay-xia

Phi-líp-pin

Cam-pu- chia

Lào

Khung tài khóa

Nợ của khu vực Chính phủ (60% GDP)

Nợ của khu vực Chính phủ (60% GDP)

Nợ của chính quyền trung ương (55% GDP)

Không có quy tắc tài khóa chính thức

Không có quy tắc tài khóa chính thức

Không có quy tắc tài khóa chính thức

 

Tỷ lệ trả nợ của chính quyền trung ương/ thu NS (35%)

Bội chi của khu vực Chính phủ (3% GDP)

 

Chỉ tiêu bội chi trung hạn

 

 

 

Nợ ngoại tệ của khu vực Chính phủ/ tổng nợ của khu vực Chính phủ (10%)

 

 

 

 

 

 

Trả nợ ngoại tệ của khu vực Chính phủ/ xuất khẩu

(5%)

 

 

 

 

 

Hạn mức nợ nước ngoài tư nhân

Không có hạn mức định lượng

Không có hạn mức định lượng

Không có hạn mức định lượng

Không có hạn mức định lượng

Không có hạn mức định lượng

Không có hạn mức định lượng

(1) Nguồn: IMF, tháng 1/2020, “Đánh giá về tính bền vững nợ nước ngoài của Việt Nam: Khuôn khổ và các phương án lựa chọn”.

 

Trương Hùng Long