Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và Nexi (Phần 2)

09:56 AM 16/06/2020 |  Lượt xem: 4973 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Chương trình bảo hiểm thương mại và đầu tư đã được Chính phủ Nhật Bản đưa vào triển khai từ những năm 1950 như một phần của chính sách xúc tiến xuất khẩu của quốc gia này. Chương trình được Chính phủ trực tiếp quản lý trong 50 năm và đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và phát triển các hoạt động đầu tư ở nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Tháng 4/2001, Cơ quan Bảo hiểm Đầu tư và Xuất khẩu Nippon (NEXI) đã được thành lập với tư cách là một cơ quan 100% vốn nhà nước (vốn điều lệ JPY169.4 billion) để thay mặt Chính phủ Nhật Bản thực hiện các hoạt động liên quan đến chương trình này, trong khi đó Chính phủ (thông qua Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp – METI) vẫn chịu trách nhiệm lập kế hoạch và đàm phán tổng thể giữa các quốc gia theo chính sách thương mại chung của quốc gia.

Lò nung trong Dự án Nhà máy Bauxit Tân Rai của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam

Hiện nay, NEXI đang cung cấp bảo hiểm cho 2 loại hình tín dụng là (i) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và (i) Bảo hiểm tín dụng không ràng buộc.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu áp dụng trong trường hợp ngân hàng cho vay là JBIC (cho vay 60% trị giá khoản vay và tự thu phí bảo hiểm). NEXI cấp bảo hiểm cho phần cho vay hợp vốn từ ngân hàng thương mại (cho vay 40% trị giá khoản vay). Mức phí được xác định tương đương với mức phí của các ECA khác theo Hướng dẫn về tín dụng xuất khẩu được hỗ trợ chính thức của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Bảo hiểm tín dụng không ràng buộc được NEXI xem xét cung cấp khi dự án sử dụng vốn vay có lợi ích Nhật Bản và không đủ điều kiện để vay tín dụng xuất khẩu từ JBIC. Lợi ích Nhật Bản là được xem xét theo các tiêu chí: dự án có số lượng lớn các ngân hàng nhỏ của Nhật cho vay, là dự án năng lượng tái tạo, truyền tải tại quốc gia có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động sản xuất, … Ưu điểm của loại hình bảo hiểm TDXK này là không có ràng buộc về xuất xứ hàng hóa/dịch vụ nhập khẩu, mức phí bảo hiểm chỉ tương đương dưới 50% so với phí bảo hiểm TDXK thông thường do không phải chịu sự điều chỉnh của OECD.

Trong thời gian quá, rất nhiều dự án ở Việt Nam đã sử dụng loại hình bảo hiểm TDXK không ràng buộc để đầu tư các dự án thủy điện (như dự án truyền tải điện của Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (NPT); 02 dự án Bô-xít nhôm của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), dự án thủy điện A Vương, An Khê – Kanak, Đồng Nai 3&4 của Tập đoàn Điện lực Việt Nâm (EVN), dự án thủy điện Đồng Nai 5 của TKVPower, thủy điện Dakdrink của PVPower, các dự án thủy điện tư nhân…).

Hệ thống hòa tách quặng, lọc và kết tủa khép kín Dự án Nhà máy Bauxit Tân Rai của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam

Hợp đồng bảo hiểm TDXK bao gồm 2 loại là (i) hợp đồng bảo hiểm TDXK đặc biệt (chỉ bảo hiểm rủi ro chính trị hoặc chỉ bảo hiểm rủi ro thương mại) và (ii) hợp đồng bảo hiểm TDXK tổng hợp (bảo hiểm cả rủi ro chính trị và bảo hiểm rủi ro thương mại.

Hợp đồng bảo hiểm TDXK đặc biệt áp dụng cho các hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm và được xem xét trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Ưu điểm của loại hợp đồng này là Người xuất khẩu có thể đăng ký mua bảo hiểm cho các giao dịch có rủi ro cao, tuy nhiên, phải chịu mức phí cao hơn so với phí của bảo hiểm tổng hợptổng hợp (thường là cao hơn 3 đến 4 lần).

Hợp đồng bảo hiểm TDXK tổng hợp áp dụng khi Người xuất khẩu mua bảo hiểm toàn bộ cho hợp đồng xuất khẩu. Ưu điểm của loại hợp đồng này là mức phí bảo hiểm thấp so với Hợp đồng bảo hiểm TDXK đặc biệt và thủ tục đăng ký đơn giản. Tuy nhiên, Người xuất khẩu phải mua bảo hiểm cho mọi giao dịch đủ điều kiện mà không phụ thuộc vào mức độ rủi ro của giao dịch đó. Do Người mua/Nhà nhập khẩu là người trả phí bảo hiểm nên các ngân hàng cho vay thương yêu cầu mua bảo hiểm tổng hợp để họ được bảo hiểm mpoij rủi ro.

Bảo hiểm TDXK tổng hợp có thể áp dụng đối với (i) Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu (thông qua Thỏa thuận bảo hiểm toàn bộ cho các hợp đồng xuất khẩu nguyên vật liệu sản xuất và hàng tiêu dùng) và (ii) Các công ty (thông qua Thỏa thuận bảo hiểm toàn bộ cho doanh nghiệp hoặc Thỏa thuận bảo hiểm toàn bộ cho hợp đồng cung cấp dịch vụ kỹ thuật).

Nhật Bản có 3 Hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu nguyên vật liệu sản xuất (Trung tâm đầu tư và thương mại máy móc Nhật Bản, Hiệp hội hệ thống đường sắt nước ngoài Nhật Bản và Hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu tàu thủy Nhật Bản) và 3 Hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu hàng tiêu dùng (Tập đoàn Sắt Thép Nhật Bản, Hiệp hội Thép đặc chủng Nhật Bản và Hiệp hội Sản phẩm cáp kim loại Nhật Bản)

Bô-xít Nhôm - Thành phẩm Dự án ở Tân Rai-TKV

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Người xuất khẩu/ Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu đăng ký mua bảo hiểm TDXK với NEXI theo các bước trong qui trình dưới đây:

Đối với bảo hiểm tổng hợp, Người xuất khẩu/ Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện đăng ký và mở sổ bảo hiểm theo qui trình sau

Trong hợp đồng bảo hiểm TDXK, hai khái niệm thời gian các bên khi tham gia bảo hiểm cần đặc biệt lưu ý là Thời hạn đăng ký cuối cùng và Thời hạn trách nhiệm pháp lý.

Thời hạn đăng ký cuối cùng là thời hạn muộn nhất Người xuất khẩu/ Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu phải nộp hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm với NEXI sau khi ký hợp đồng xuất khẩu và trước khi giao hàng đi, và cũng là thời điểm trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu.

Thời hạn của trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu từ khi nộp hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm cho đến ngày thanh toán cuối cùng.

Nguyễn Thanh Bình