Biến đổi khí hậu và rủi ro tài chính

10:03 AM 07/02/2020 |  Lượt xem: 959 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Biến đổi khí hậu đã và đang tồn tại như một thực tế không thể phủ nhận. Những cơn lốc xoáy, lũ lụt và hạn hán kéo dài đã dẫn đễn việc phá hủy cơ sở hạ tầng, tác động mạnh đến cuộc sống thường ngày của con người và góp phần tạo ra hàng loạt các đợt di cư trên khắp thế giới.

Cho đến nay, những hành động ứng phó với sự nóng lên toàn cầu dường như chưa đủ và có tiềm năng sẽ dẫn tới những biến đổi lớn đối với nền kinh tế trên toàn thế giới như đánh thức sự cần thiết của năng lượng hóa thạch đối với nguồn năng lượng tái tạo hay sự quan trọng trong việc đầu tư vào các phương tiện sạch hơn, thân thiện hơn với môi trường.

Việc đo lường chi phí kinh tế của biến đổi khí hậu vẫn là một công việc đang được thực hiện. Chúng ta có thể đánh giá chi phí trực tiếp của biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên tai một cách có kế hoạch và thường xuyên hơn, tuy nhiên hầu hết các chi phí tiềm năng của biến đổi khí hậu nằm ngoài khả năng của các nhà phân tích kinh tế. Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu có thể được cảnh báo, nhưng chưa thường xuyên và chưa được quan tâm đúng mức. Điều quan trọng là mức độ thiệt hại của biến đổi khí hậu đối với các thế hệ tương lai phụ thuộc vào những quyết định và hành động của chúng ta trong hôm nay.

Các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư ngày càng nhận ra tầm quan trọng của biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực tài chính. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hệ thống tài chính thông qua hai kênh chính đó là: rủi ro vật chất và rủi ro chuyển tiếp.

 

Hình 1: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hệ thống tài chính

Rủi ro vật chất là các thiệt hại liên quan đến tổn thất tài sản, cơ sở hạ tầng và đất đai … Trong khi đó, rủi ro chuyển tiếp là kết quả từ những thay đổi trong chính sách, công nghệ, tâm lý của người tiêu dùng và thị trường trong một nền kinh tế các bon thấp hơn. Rủi ro tổn thất có thể rất khác biệt giữa các quốc gia.

Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình được đánh giá dễ bị tổn thương đối với các rủi ro vật chất.

Rủi ro chuyển tiếp thường hiện hữu ở phía các tổ chức tài chính, rủi ro tổn thất có thể xảy ra trong trường hợp mô hình kinh doanh của họ chưa được xây dựng phù hợp với nền kinh tế các bon thấp. Những doanh nghiệp này có thể  đối mặt với sự sụt giảm thu nhập, mô hình kinh doanh bị phá vỡ, cũng như tăng chi phí vì thay đổi chính sách, công nghệ, nhu cầu của người tiêu dùng và  nhà đầu tư trong bối cảnh gắn với các chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu. Ví dụ như: Giá cổ phiếu các công ty khai thác than của Mỹ trong thời gian vừa qua đã giảm sâu hơn và chi phí tài chính cao hơn so với những công ty kinh doanh năng lượng sạch.

 Rủi ro cũng có xảy ra thông qua nền kinh tế ở diện rộng, đặc biệt việc chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp một cách đột ngột, được thiết kế kém. Mối quan tâm ổn định tài chính tăng lên khi giá tài sản được điều chỉnh nhanh chóng, phản ánh sự không mong đợi khi nhận ra những rủi ro vật chất và rủi ro chuyển đổi. Có một số bằng chứng cho thấy thị trường đang định giá một phần những rủi ro biến đổi khí hậu, nhưng giá tài sản có thể không phản ánh đầy đủ các mức độ thiệt hại và chính sách hành động tiềm năng cần thiết để hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở mức 2 0C hoặc ít hơn.

Các ngân hàng trung ương và các nhà quản lý tài chính đã thừa nhận ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sự bền vững của nền kinh tế thế giới. Ví dụ, Mạng lưới Ngân hàng Trung ương và Giám Sát  hệ thống tài chính Xanh (NGFS), một tổ chức mở rộng hiện có 48 thành viên, đã bắt tay vào nhiệm vụ tích hợp rủi ro khí hậu đối với việc giám sát và theo dõi sự ổn định tài chính.

Biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thông qua việc làm chậm năng suất làm việc và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (ví dụ, tổn thất, thiệt hại đối với sức khỏe con người và cơ sở hạ tầng), gia tăng sự không chắc chắn và tỷ lệ lạm phát. Đối diện với những thách thức mới, chính sách tiền tệ cũng được các ngân hàng trung ương điều chỉnh, như thông qua việc rà soát khuôn khổ pháp lý cũng như chính sách đối với hoạt động tài cấp vốn kết hợp với việc phân tích rủi ro khí hậu để dự báo những rủi ro vật chất và rủi ro chuyển đổi. Các ngân hàng trung ương cũng xem xét tới khuyến cáo của NGFS (2019) về  tính ổn định bền vững của các quyết định đối với danh mục đầu tư mà họ quản lý (ví dụ như quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ dự trữ ngoại hối …).

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới WB, trong danh mục phát hành trái phiếu xanh thì trái phiếu phát hành cho lĩnh vực nâng cao hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo chiếm tới 36%, khoảng 6,2 tỷ USD.

Hình 2: Tỷ lệ phát hành trái phiếu xanh cho các lĩnh vực tính đến 30/6/2019 Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Hệ thống tài chính ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hơn trong việc huy động các nguồn lực cho đầu tư thích ứng với biến đổi khí hậu (như giảm khí thải nhà kính, xây dựng và nâng cao khả năng phục hồi sau tác động của biến đổi khí hậu). Biến đổi khí hậu được nhìn nhận như một yếu tố tác động đến ngành tài chính, vừa là cơ hội vừa là rủi ro. IMF gần đây đã tham gia vào NGFS và đang phối hợp với các thành viên để phát triển một khuôn khổ đánh giá rủi ro khí hậu. IMF đã và đang thực hiện hỗ trợ các khu vực công và tư trong việc đánh giá rủi ro của biến đổi khí hậu gắn liền với hoạt động tài chính, nhằm nâng cao chất lượng của báo cáo tình chính nói chung.

Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu buộc chúng ta phải suy nghĩ một cách toàn diện hơn, nghiêm túc hơn về chi phí kinh tế của biến đối khí hậu. Mỗi cơn bão đi qua hay mỗi đợt hạn hán, cháy rừng ập tới sẽ cuốn trôi những thành quả của con người trong chớp mắt, hay con đường dẫn tới một nền kinh tế carbon thấp sẽ dẫn tới sự leo thang giá của các nguyên liệu sạch thân thiện với môi trường và các tài sản cũ được trả lại giá trị vốn có của nó.

Mặt khác, thuế carbon và các biện pháp tiết kiệm năng lượng giúp giảm thiểu khí thải nhà kính sẽ thúc đẩy việc tạo ra các công nghệ mới. Tài chính sẽ phải đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này, vì lợi ích của các thế hệ tương lai.

Việt nam, là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã chủ động tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992, Nghị định thư Kyoto năm 1997, Thỏa ước Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 và ký nhiều điều ước quốc tế song phương nhằm mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu. Thời gian qua, Chính phủ Việt nam đã dành nguồn lực tài chính đáng kể cho mục tiêu ưu tiên biến đổi khí hậu, song vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu cả về con người, công nghệ, cơ sở hạ tầng và tài chính. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, kết hợp với việc các nước phát triển điều chỉnh chính sách, cắt giảm cung cấp nguồn vốn ODA là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến cam kết và thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

                                                               

Nguồn:

https://www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/2019/12/climate-change-central-banks-and-financial-risk-grippa.htm

http://pubdocs.worldbank.org/en/790081576615720375/IBRD-Green-Bond-Impact-Report-FY-2019.pdf

NGFS (Network of Central Banks and Supervisors for Greening the Financial System). 2019.

A Call for Action: Climate Change as a Source of Financial Risk. Paris: NGFS Secretariat.

 

Hoàng Phương Hà