Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công

03:29 PM 15/07/2020 |  Lượt xem: 4113 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Tài liệu có thể quét trên 09_58_26, ngày 15 thg 7, 2020.pdf 

BỘ TÀI CHÍNH

CỤC QUẢN LÝ NỢ VÀ TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI

 

Số:   224/QLN-KTN

V/v báo giá tư vấn lập Đề án.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

Hà Nội, ngày  13 tháng 7 năm 2020

Kính gửi:

………………………………………..

 

 

 

 

 

Bộ Tài chính - Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có nhu cầu thuê tư vấn lập đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công bao gồm các nội dung tại Phụ lục đính kèm công văn này.

Để có cơ sở xác định chi phí, Bộ Tài chính - Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đề nghị Quý công ty nếu quan tâm đến đề án, vui lòng gửi báo giá theo mẫu tại Phụ lục.

Báo giá của công ty gửi về Bộ Tài chính - Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, 28 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội trước ngày __/7/2020.

Rất mong nhận được sự cộng tác của Quý công ty./.

Tài liệu kèm theo công văn:

  • Phụ lục 01. Thông tin chung về đề án và gói thầu ;
  • Phụ lục 02. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nợ công;
  • Phụ lục 03. Biểu mẫu báo giá.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT, KTN (6).

 

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

 

Đã ký

 

                   

   

Võ Hữu Hiển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 01:  THÔNG TIN VỀ ĐỀ ÁN VÀ GÓI THẦU

I. Khái quát về đề án:

- Tên Đề án: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công;

- Mục tiêu đề án: Việc xây dựng đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công” nhằm triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý nợ công đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó bao gồm các yêu cầu chính về dữ liệu đầu vào, kết quả đầu ra, đối tượng, phạm vi sử dụng, các nghiệp vụ được hỗ trợ của các ứng dụng CNTT dự kiến xây dựng và lộ trình chi tiết để tổ chức triển khai thực hiện.

- Chủ đề án: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính;

- Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước (kinh phí cho các hoạt động tăng cường hiệu quả công tác quản lý nợ công được quy định tại Quyết định số 05/2016/QĐ-TTg ngày 5/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý sử dụng phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh tại Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020 và các văn bản bổ sung, thay thế);

- Thời gian thực hiện đề án: 2021-2025;

- Địa điểm thực hiện đề án: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính;

- Quy mô đề án:

+ Rà soát, đánh giá hiện trạng kỹ thuật công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin về quản lý nợ công tại Bộ Tài chính; khảo sát một số bộ, ngành và địa phương liên quan đến lĩnh vực quản lý nợ công, đối tượng được bảo lãnh, đơn vị cho vay lại.

+ Rà soát nhằm cắt giảm, loại bỏ và đơn giản hóa các thủ tục hành chính (bao gồm cả các thủ tục xử lý công việc nội bộ) trong lĩnh vực quản lý nợ công. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, xây dựng triển khai các ứng dụng CNTT hỗ trợ quản lý, xử lý, hiện đại hóa công tác quản lý nợ công, phấn đấu đến 2030, 80% các quy trình nghiệp vụ quản lý nợ công tại Bộ Tài chính được hỗ trợ bởi các ứng dụng CNTT.

+ Triển khai xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý nợ công theo lộ trình xây dựng triển khai Đề án cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính ban hành tại Quyết định số 2376/QĐ-BTC ngày 01/11/2016 của Bộ Tài chính; thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành quản lý nợ công với hệ thống thông tin quản lý kho bạc và ngân sách (TABMIS) và các hệ thống thông tin khác theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính về kết nối, chia sẻ dữ liệu.

+ Hoàn thiện cơ sở pháp lý về cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý nợ công và các ứng dụng CNTT chuyên ngành; thiết lập các quy chuẩn kỹ thuật về cấu trúc, thông điệp dữ liệu của cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý nợ công với hệ thống thông tin trong và ngoài ngành. Kết quả đầu ra “Các văn bản về cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý nợ công và các ứng dụng CNTT chuyên ngành và các văn bản quy chuẩn kỹ thuật về cấu trúc, thông điệp dữ liệu của cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý nợ công với các hệ thống thông tin trong và ngoài ngành”.

+ Tuyên truyền, phổ biến công tác quản lý nợ công nói chung và việc hiện đại hóa công tác quản lý nợ công nói riêng. Kết quả đầu ra: Các hội thảo, các lớp đào tạo, báo cáo chuyên đề tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong hiện đại hóa công tác quản lý nợ công.

II. Khái quát về gói thầu:

- Tên gói thầu: Tư vấn Khảo sát, Lập đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công”;

- Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi, qua mạng;

- Loại hợp đồng: Trọn gói;

- Thời gian thực hiện hợp đồng: 100 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực và bên mời thầu bàn giao đầy đủ tài liệu phục vụ lập đề án (không bao gồm thời gian chờ thủ tục trình tự phê duyệt của Chủ đầu tư).

  • Báo cáo kết quả:

Stt

Tên kết quả chuyển giao

Nội dung chính của Kết quả

Dự tính thời gian nộp tính từ thời điểm ký hợp đồng

1

Lập nhiệm vụ khảo sát

Xây dựng mục đích khảo sát; Phạm vi khảo sát; Các loại công tác khảo sát dự kiến; Tiêu chuẩn kỹ thuật khảo sát dự kiến áp dụng; Thời gian thực hiện khảo sát dự kiến.

05 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực

2

Thực hiện khảo sát

Tiến hành khảo sát tại các đơn vị có liên quan trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nợ công.

30 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lức

3

Lập báo cáo kết quả khảo sát

Lập báo cáo kết quả khảo sát

15 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực

4

Đề án (thuyết minh và dự toán)

Bao gồm thuyết minh đề án và dự toán

50 ngày kể từ ngày nghiệm thu kết quả khảo sát

 

 

 

PHỤ LỤC 02:  THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ CÔNG

 

1. Các căn cứ pháp lý:

- Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14;

- Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững;

- Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ;

- Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ Tích luỹ trả nợ;

- Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương;

- Nghị định số 94/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

- Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;

- Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;

- Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;

- Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước (NSNN) và hoạt động nghiệp vụ KBNN;

- Thông tư số 23/2020/TT-BTC ngày 13/4/2020 của Bộ Tài chính quy định tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước (NQNN) của NSNN.

- Thông tư số 58/2018/TT-BTC ngày 10/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn biểu, mẫu cung cấp thông tin, báo cáo đối với các chương trình, dự án được chính phủ bảo lãnh;

- Thông tư số 74/2018/TT-BTC ngày 16/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh chính phủ;

- Thông tư số 80/2018/TT-BTC ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu biểu báo cáo về cho vay lại vốn vay oda, vay ưu đãi nước ngoài của chính phủ;

- Thông tư số 84/2018/TT-BTC ngày 13/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu biểu báo cáo và công bố thông tin về nợ công;

- Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước;

- Thông tư số 109/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ tích lũy trả nợ;

- Thông tư số 110/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước;

- Thông tư số 19/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.

- Quyết định số 1164/QĐ-BTC ngày 18/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ cụ thể cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Chức năng các đơn vị trong việc quản lý nợ công:

Theo quy định tại Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, chức năng các đơn vị có liên quan đến quản lý nợ công gồm:

+ Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Quyết định 988/QĐ-BTC ngày 10/6/2019): có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương, nợ được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi chung là “nợ công”); quản lý nhà nước về tài chính đối với các nguồn viện trợ của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế cho Việt Nam; cho vay và viện trợ của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cho nước ngoài; thực hiện vai trò đại diện Chính phủ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ tài chính với nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế; làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.

+ Vụ Ngân sách nhà nước (Quyết định số 998/QĐ-BTC ngày 10/6/2019) có chức năng tham mưu, giúp Bộ Trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật

+ Kho bạc nhà nước (Quyết định 1618/QĐ-BTC ngày 22/8/2019) có nhiệm vụ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật; Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh…

 

2. Các quy trình nghiệp vụ quản lý nợ công:

a) Các quy trình thực hiện tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại:

STT

Tên quy trình

1

Quy chế phối hợp giữa các phòng trong việc cung cấp và cập nhật thông tin về khung điều kiện vay ODA, vay ưu đãi của 06 ngân hàng phát triển.

2

Quy trình thẩm định chủ trương bảo lãnh Chính phủ, thẩm định cấp bảo lãnh Chính phủ tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

3

Quy trình thế chấp tài sản cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

4

Quy trình Xem xét ứng vốn trả nợ thay khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

5

Quy trình báo cáo số liệu giải ngân vốn XDCB 15 ngày và định kỳ tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

6

Quy trình ứng vốn và quản lý hợp đồng ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ cho các dự án có bảo lãnh Chính phủ tại Cục QLN&TCĐN

7

Quy trình đối chiếu số liệu, tính toán và thu phí bảo lãnh chính phủ

8

Quy trình thẩm định cho vay lại và ký kết hợp đồng cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho chính quyền địa phương tại Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại

9

Quy trình Kế toán thu hồi nợ cho vay lại về Quỹ Tích lũy trả nợ, nhập dữ liệu thu hồi nợ cho vay lại trên hệ thống DMFAS và đối chiếu số liệu nợ cho vay lại với Các bên tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

10

Quy trình hoàn trả NSNN phần NSNN đã ứng trả nợ nước ngoài cho phần CVL tại Cục QLN

11

Quy trình kiểm soát và xử lý đơn rút vốn nước ngoài theo dự toán năm tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

12

Quy trình đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn hiệp định, thỏa thuận vay nhân danh chính phủ không phải điều ước quốc tế tại Cục QLN

13

Quy trình thủ tục tạm ứng, thanh toán các nội dung chi tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

14

Quy trình cập nhật DMFAS, kiểm chứng và thống kê số liệu đối với các khoản rút vốn, trả nợ được Chính phủ bảo lãnh

15

Quy trình đàm phán, ký kết, phê chuẩn, sửa đổi điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, Nhà nước

16

Quy trình lập kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm

17

Quy trình đánh giá tác động của các khoản vay mới và dự kiến vay theo thỏa thuận, hiệp định khung về vay nước ngoài cùa Chính phủ đối với các chỉ tiêu an toàn nợ

18

Quy trình xác định thành tố ưu đãi và đánh giá sự phù hợp của khoản vay nước ngoài mới đề xuất tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

19

Quy trình xem xét đề nghị điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh, văn bản bảo lãnh; chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay, dự án, tài sản, cổ phần, vốn góp của các bên liên quan tới dự án được Chính phủ bảo lãnh

20

Quy trình ký kết hợp đồng uỷ quyền cho vay lại vốn vay ODA vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ

21

Quy trình ký kết, sửa đổi Hiệp định Khung về vay nợ tại Cục QLN&TCĐN

22

Quy trình phối hợp với cơ quan cho vay lại thẩm định dự án cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài tại Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại

23

Quy trình cập nhật khoản vay, các khoản rút vốn, trả nợ vào DMFAS, ghi thu - ghi ghi vốn vay về cho vay lại và kiểm chứng số liệu định kỳ tại Cục QLN

24

Quy trình xác định cơ quan cho vay lại tại Cục QLN

25

Quy trình Góp ý đề xuất dự án, đề xuất chủ trương đầu tư dự án và văn kiện dự án sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của chính phủ

26

Quy trình phối hợp với cơ quan CVL thẩm định dự án CVL vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài tại Cục QLN

27

Quy trình ký hiệp định vay phụ đối với các dự án vay vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài áp dụng cho doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập

28

Quy trình kế toán các nghiệp vụ rút vốn vay nước ngoài, thanh toán nợ nước ngoài của CP tại Cục QLN

b) Các quy trình liên quan đến quản lý nợ công tại các đơn vị liên quan (nếu có):

+ Kho bạc nhà nước:

1. Quy trình phát hành công cụ nợ (CCN) của Chính phủ (trái phiếu Chính phủ (TPCP), tín phiếu Kho bạc và công trái xây dựng Tổ quốc, phân loại theo các phương thức đấu thầu, phát hành riêng lẻ và bảo lãnh phát hành.

2. Quy trình thanh toán gốc, lãi CCN của Chính phủ.

3. Quy trình hoán đổi và mua lại CCN của Chính phủ.

4. Quy trình vay và tạm ứng NQNN của NSNN gồm:

- Quy trình vay và tạm ứng NQNN của ngân sách trung ương (NSTW): Tạm ứng NQNN để xử lý thiếu hụt tạm thời của NSTW; Vay NQNN để bù đắp bội chi, trả nợ gốc các khoản vay của NSTW.

- Quy trình tạm ứng NQNN của ngân sách địa phương (NSĐP).

5. Quy trình hạch toán kế toán NSNN:

- Quy trình hạch toán vay trong nước của NSTW, NSĐP và khoản vay nước ngoài hỗ trợ NSTW trên hệ thống TABMIS.

- Quy trình hạch toán các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo hình thức ghi thu ghi chi (GTGC) ngân sách (bao gồm: (i) Quy trình kiểm soát, xác nhận các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài; (ii) Quy trình hạch toán GTGC các khoản chi từ nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài).

- Quy trình hạch toán trả nợ vay trong nước, nước ngoài của NSNN.

- Quy trình tổng hợp số liệu nợ công từ các đơn vị Bộ Tài chính được thực hiện theo định kỳ 6 tháng (Vụ NSNN và Cục QLN&TCĐN cung cấp số liệu) theo quy định tại Thông tư 74/2018/TT-BTC. 

+ Vụ NSNN:

Hiện tại, Vụ NSNN chưa có phần mềm ứng dụng nào để tổng hợp, quản lý nợ công thuộc phạm vi theo dõi. Các dữ liệu chủ yếu phải nhập tay và dựa trên báo cáo của địa phương, và các đơn vị trong Bộ (KBNN, Vụ TCNH, Cục QLN&TCĐN …). Đối với việc theo dõi, tổng hợp một số khoản nợ tại Vụ NSNN gồm có:

  • Về quy định quản lý nợ chính quyền địa phương: Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về quản lý nợ chính quyền địa phương thì định kỳ (6 tháng, 1 năm) các địa phương gửi báo cáo của các địa phương, Vụ NSNN thực hiện đối chiếu, rà soát, tổng hợp số liệu và trình Bộ Cung cấp, công khai số liệu theo quy định.
  • Về quy trình theo dõi Quỹ tích lũy trả nợ: Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ, thì Quỹ tích lũy chịu trách nhiệm hoàn trả số tiền NSNN đã ứng NSNN trả nợ nước ngoài cho các dự án cho vay lại. Trên cơ sở báo cáo của KBNN và Cục QLN&TCĐN , Vụ NSNN thực hiện kiểm tra, rà soát số kinh phí Quỹ đã ứng; đôn đốc hoàn trả các khoản ứng NSNN và trình Bộ cụ thể các khoản ứng quá hạn (nếu có).

+Vụ TCNH:

Vụ Tài chính ngân hàng không có quy trình liên quan và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công.

3. Các ứng dụng CNTT đã triển khai sử dụng :

3.1. Phần mềm DMFAS: là phần mềm quản lý nợ và phân tích tài chính đang được sử dụng tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, hiện đã nâng cấp từ phiên bản 5.3(Desktop based) lên phiên bản 6.0 (web based). Phần mềm cung cấp các chức năng chính sau:

- Cập nhật thông tin chung của hợp đồng, thỏa thuận phát hành trái phiếu

- Cập nhật số liệu rút vốn, trả nợ vay được chính phủ bảo lãnh

- Hiệu chỉnh số liệu trên hệ thống khi có sai sót, điều chỉnh

- Thống kê số liệu bảo lãnh chính phủ

- Nhập số liệu thu hồi nợ cho vay lại

- Cập nhật khoản trả nợ

- Lập báo cáo tổng hợp cho vay lại

- …

Các nghiệp vụ quản lý nợ đã được thực hiện hoặc hỗ trợ qua phần mềm DMFAS bao gồm:

  • Đối với các khoản vay của Chính phủ với nước ngoài:

+ Theo dõi, sửa đổi, bổ sung, gia hạn hiệp định, thỏa thuận vay nhân danh chính phủ không phải điều ước quốc tế

+ Cập nhật khoản vay, các khoản rút vốn, trả nợ;

+ Quản lý Hợp đồng cho vay lại của Chính phủ cho địa phương

+ Nhập số liệu thu hồi nợ Cho vay lại trên DMFAS;

+ Theo dõi trả nợ nước ngoài từ NSNN;

  • Đối với các khoản bảo lãnh của Chính phủ (trong và ngoài nước):

+ Cập nhật rút vốn trả nợ vay được Chính phủ bảo lãnh, điều chỉnh số liệu rút vốn trả nợ vay được Chính phủ bảo lãnh;

3.2. Hệ thống TABMIS: là hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc được triển khai từ năm 2012 đến các cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện tại 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc.

- Hệ thống TABMIS được hoàn thành triển khai rộng từ năm 2012 tại toàn bộ các KBNN, cơ quan tài chính các cấp trên toàn quốc và 40 đơn vị dự toán cấp 1 là các Bộ/Ban/Ngành với khoảng 1.500 điểm triển khai, khoảng 11.000 người sử dụng.

- Hệ thống TABMIS là hệ thống tích hợp, thực hiện hạch toán, theo dõi và quản lý toàn bộ dữ liệu, với các phân hệ thực hiện quản lý phân bổ dự toán, thu, cam kết chi và chi ngân sách các cấp chi tiết theo mục lục ngân sách, địa bàn, đơn vị, các cấp kho bạc,...trong đó các chức năng hỗ trợ công tác kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN như sau:

+ Quản lý danh mục 12 phân đoạn của tổ hợp tài khoản kế toán (Mã tài khoản, mã Chương, Loại, Khoản, cấp ngân sách, mã đơn vị quan hệ ngân sách, mã nguồn ngân sách, mã KBNN,. ….) và nhận dữ liệu đồng bộ từ Danh mục dùng chung của Bộ Tài chính...

+ Tổng hợp, lập các báo cáo tài chính về thu, chi, vay nợ của NSNN; báo cáo quản trị theo quy định.

- Đối với công tác kế toán các khoản vay và trả nợ vay của NSNN, hệ thống TABMIS cung cấp các thông tin liên quan các khoản vay và trả nợ vay của NSTW, NSĐP theo niên độ hạch toán ngân sách (chi tiết theo từng cấp ngân sách, mục lục NSNN, chi tiết khoản vay trong nước, vay nước ngoài, vay ngắn hạn, vay dài hạn).

3.3. Phần mềm CSDL nợ chính quyền địa phương: là phần mềm quản lý các khoản nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; nợ vay từ Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), vay ngân quỹ nhà nước, vay quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh (đối với một số địa phương được phép vay) và vay khác theo quy định của pháp luật. Phần mềm bao gồm các chức năng chính sau:

- Quản lý kế hoạch vay, trả nợ của Chính quyền địa phương (CQĐP)

- Quản lý trái phiếu CQĐP

- Quản lý vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài

- Quản lý vay từ các nguồn trong nước khác

- Nhập số liệu và đối chiếu từ Nhà tài trợ, KBNN, vay VDB

- Lập báo cáo định kỳ

Đầu ra của phần mềm bao gồm các nội dung như sau:

  • Báo cáo tình hình vay trả nợ của từng địa phương và tổng hợp 64 địa phương (6 tháng, 1 năm).
  • Báo cáo tình hình vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ của từng địa phương và tổng hợp 64 địa phương (6 tháng, 1 năm).
  • Báo cáo tình hình nợ của địa phương theo chủ nợ của từng địa phương và tổng hợp 63 địa phương.
  • Báo cáo tình hình trả nợ sau mỗi lần trả nợ
  • Báo cáo đột xuất về tình hình giải ngân vốn vay nước ngoài của một số địa phương (bao gồm cả cấp phát và cho vay lại).
  • Báo cáo tình hình vay, trả nợ của từng dự án.

3.4. Ứng dụng đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ (DeMPA):

Công cụ Đánh giá Hiệu quả Công tác Quản lý nợ (DeMPA) bao gồm một bộ 15 chỉ số về hiệu quả quản lý nợ (DPI) nhằm mục đích đánh giá tổng quát tất cả các hoạt động quản lý nợ của chính phủ cũng như môi trường tổng thể mà trong đó những hoạt động này được thực hiện. Các chỉ số về Hiệu quả được nhóm thành các chức năng quản lý nợ chính gồm có: (1) Quản lý Nhà nước và Xây dựng Chiến lược, (2) Phối kết hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô, (3) Vay  nợ và các hoạt động cung cấp tài chính có liên quan, (4) Dự báo dòng tiền và quản lý ngân quỹ tồn dư, (5) Quản lý rủi ro hoạt động và (6) Danh mục nợ và Báo cáo về nợ. DPI được chấm điểm trên nhiều khía cạnh, theo các mức A, B hoặc C, theo đó: C – đáp ứng yêu cầu tối thiểu, D – không đáp ứng yêu cầu tối thiểu, A – thông lệ/cách làm tốt, B – đạt giữa mức chuẩn tối thiểu và mức tốt, Không áp dụng – không có quy trình/hệ thống.

DeMPA là công cụ đánh giá và chủ yếu thực hiện thông qua phỏng vấn các cơ quan tham gia quản lý nợ, rà soát các quy trình nghiệp vụ quản lý nợ, chưa được phát triển thành ứng dụng. (Xin tham khảo mô hình tại đường link: https://www.worldbank.org/en/programs/debt-toolkit/dempa).

Về thực trang, hiện nay Cục QLN&TCĐN chưa tự thực hiện đánh giá DEMPA. Trong thời gian qua, công tác đánh giá DEMPA đã được đoàn chuyên gia của WB phối hợp Cục QLN&TCĐN và các đơn vị có liên quan thực hiện trong năm 2011. Kết quả, công tác quản lý nợ của Việt Nam chủ yếu chấm điểm ở mức C – D. Các DPI đạt điểm A gồm có Vay nợ nước ngoài, An ninh dữ liệu và Hệ thống đăng ký Danh mục nợ.

3.5 Về phân tích bền vững nợ DSA:

MAC DSA là một trong những mô hình quản lý nợ được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế sử dụng, tham khảo và có liên hệ mật thiết với nhiệm vụ phân tích, dự báo và thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục nợ để đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia. Mô hình DSA được thực hiện trên bảng tính excel.

Tuy nhiên, từ trước đến nay Cục QLN&TCĐN chưa tự thực hiện đánh giá MAC DSA mà mới do các chuyên gia IMF thực hiện đánh giá trong khuôn khổ đoàn công tác Điều khoản IV hàng năm tại Việt Nam.

Trong thời gian qua, Cục QLN&TCĐN đã phối hợp với IMF tổ chức nhiều khóa đào tạo để hỗ trợ tăng cường năng lực cho Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng các báo cáo chiến lược và để tiến tới tự thực hiện đánh giá DSA.

3.6 Phần mềm khác (nếu có):

a) Hệ thống ứng dụng CNTT quản lý TPCP:

Hệ thống quản lý TPCP được xây dựng và vận hành từ tháng 3/2018 tại KBNN trung ương để phục vụ công tác quản lý phát hành, thanh toán gốc, lãi TPCP, tín phiếu Kho bạc (quản lý các công cụ nợ phát hành tại cấp trung ương). Hệ thống bao gồm các chức năng chính sau:

- Quản lý danh mục mã TPCP, tín phiếu Kho bạc (chi tiết từng mã);

- Quản lý kế hoạch phát hành TPCP, tín phiếu Kho bạc (năm và hàng quý);

- Quản lý thông tin các đợt đấu thầu TPCP qua Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: Thông tin gọi thầu; Kết quả dự thầu; Kết quả đấu thầu;

- Quản lý kết quả đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước; Kết quả bán lẻ trực tiếp tín phiếu Kho bạc cho Ngân hàng Nhà nước;

- Quản lý kết quả phát hành TPCP theo phương thức riêng lẻ;

- Quản lý thanh toán bao gồm: Thanh toán tiền mua TPCP, tín phiếu Kho bạc; Thanh toán lãi, gốc TPCP, tín phiếu Kho bạc khi đến hạn.

- Lập báo cáo bao gồm: Báo cáo tổng hợp phát hành TPCP, tín phiếu Kho bạc; Báo cáo kết quả huy động vốn thông qua phát hành TPCP, tín phiếu Kho bạc; Báo cáo cơ cấu nhà đầu tư; Báo cáo tình hình phát hành, thanh toán gốc, lãi TPCP, tín phiếu Kho bạc.

b) Hệ thống Dịch vụ công (DVC) trực tuyến KBNN

Hiện nay, việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực KBNN theo phương thức điện tử thực hiện trên trang dịch vụ công KBNN và tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia liên quan đến quản lý nợ công có 2 thủ tục:

- Thủ tục kiểm soát xác nhận vốn vay nước ngoài; 

- Thủ tục hạch toán GTGC vốn vay nước ngoài. KBNN ký số trên giấy đề nghị hạch toán GTGC và trả kết quả trên trang dịch vụ công, giao diện vào hệ thống TABMIS số hạch toán.

c) Hệ thống Kho dữ liệu:

- Hệ thống Kho dữ liệu có chức năng tổng hợp dữ liệu từ hệ thống TABMIS, hệ thống Quản lý TPCP từ đó kết xuất ra một số báo cáo phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan đến tình hình dư nợ danh mục TPCP, tín phiếu Kho bạc và các khoản vay/tạm ứng NQNN cho NSTW và NSĐP.

- Các số liệu hạch toán GTGC đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài được đồng bộ số liệu từ hệ thống TABMIS lên Kho dữ liệu (bao gồm số liệu dự toán và hạch toán GTGC).

d) Hệ thống Tổng Kế toán Nhà nước

- Hệ thống Tổng kế toán Nhà nước hỗ trợ cán bộ KBNN trong việc tổng hợp, nhập liệu từ các báo cáo đầu vào của Vụ NSNN, Cục QLN&TCĐN và hệ thống TABMIS để lập Báo cáo tài chính nhà nước.

- Hiện nay, KBNN đang nghiên cứu để nâng cấp hệ thống để tổng hợp các báo cáo đầu ra theo quy định của Thông tư số 74/2018/TT-BTC (số liệu này đồng thời cũng là nguồn thông tin đầu vào để KBNN tổng hợp, lập Báo cáo tài chính nhà nước; dự kiến triển khai từ năm tài chính 2021).

4. Các ứng dụng CNTT đang triển khai:

4.1 Phần mềm quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến các khoản vay nước ngoài của Chính phủ:

a. Phạm vi, nội dung quy mô đầu tư: đây là ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ nhằm hiện đại hóa công tác quản lý, khai thác sử dụng, bảo quản tốt hồ sơ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ; tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, giải pháp của Bộ Chính trị về quản lý nợ công đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016.

Phạm vi sử dụng nội bộ Cục QLN&TCĐN.

Tổng quy mô đầu tư của Đề án (được giao dự toán): 11.906 triệu đồng. Trong đó: chi phí xây dựng phần mềm khoảng 2,7 tỷ đồng, mua sắm thiết bị phần cứng khoảng 1,7 tỷ đồng.

b. Kết quả đạt được dự kiến:

Một là, xây dựng được phần mềm quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến các khoản vay (hiệp định vay, hợp đồng cho vay lại, các tài liệu liên quan) nhằm hiện đại hóa công tác quản lý hiệp định vay, hợp đồng cho vay tại Cục QLN.  Tổ chức bảo quản tốt hiệp định, hợp đồng cho vay lại trên cơ sở số hóa, lưu trữ điện tử các hiệp định, hợp đồng cho vay lại và các tài liệu liên quan, đưa vào sao lưu và khai thác trên bản điện tử.

Hai là, bảo quản được an toàn khối tài liệu quý, có giá trị lịch sử về tài chính quốc gia nói chung và nợ công nói riêng để phục vụ công tác nghiên cứu, học tập, hoạch định chính sách tài chính nói chung và quản lý nợ công nói riêng.

Ba là, quản lý được khối lượng tài liệu lớn một cách khoa học và hiệu quả. Giúp cho việc tra cứu, tìm kiếm tài liệu nhanh chóng và chính xác.

Bốn là, kết xuất được các Báo cáo tổng hợp, Báo cáo cơ sở tự động nhanh chóng, chính xác theo các tiêu chí khác nhau: tổng số hiệp định nợ, cơ cấu nợ công, nguồn vay nợ công, ... nhằm hỗ trợ công tác lập kế hoạch, dự báo, quản lý nợ công trên phạm vi quốc gia.

Năm là, đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật Hiệp định vay của Chính phủ và các tài liệu liên quan.

Sáu là, tổ chức thành công ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác quản lý hồ sơ, tài liệu tại Cục QLN, hệ thống hóa các tài liệu về nợ công (hiệp định vay, hợp đồng cho vay lại và các tài liệu liên quan). Tạo môi trường làm việc hiện đại, tiện ích cho cán bộ, công chức, viên chức Cục QLN tác nghiệp trên nguồn tài liệu hiệu quả.

Bảy là, tạo lập một phần dữ liệu của cơ sở dữ liệu quốc gia về nợ công (dữ liệu về các khoản vay nước ngoài của Chính phủ).

c. Tiến độ xây dựng phần mềm:

Đến nay, phía Công ty Đông Kinh đã xây dựng phần mềm dựa trên khảo sát ban đầu và hoàn tất kiểm thử phần mềm lần 2. Trong thời gian tới, phía Công ty sẽ hiệu chỉnh phần mềm dựa trên các ý kiến tại Biên bản kiểm thử. Sau đó sẽ tiến hành kiểm thử lần cuối, dự kiến vào Tháng 7/2020.

4.2 Ứng dụng khác (nếu có):

Không có

5. Đánh giá:

Để đảm bảo việc thực hiện quản lý theo quy định tại Luật quản lý nợ công và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công: Việc quản lý nợ công bao gồm cả cấp Trung ương và cấp địa phương (gồm: các Bộ, Ngành, Địa phương; Các cơ quan cho vay lại). Tuy nhiên các phần mềm CNTT đã triển khai còn nhỏ lẻ, chưa có tính kết nối và chia sẻ thông tin cho các đơn vị. Cụ thể như sau:

- Mô hình thiết kế CSDL nợ công vẫn duy trì theo mô hình cũ được thiết kế xây dựng từ những năm 1999, trong khi theo Luật Quản lý nợ công thì các chức năng của các Bộ, ngành liên quan đã thay đổi rất nhiều. Đồng thời, các chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trong ngành Tài chính đã có sự thay đổi lớn, cùng với đó là quy trình nghiệp vụ của ngành Tài chính đã và đang được đổi mới, hiện đại hóa, đã hình thành nên các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành tại hầu hết các lĩnh vực quản lý của ngành. Do vậy, mô hình thiết kế CSDL nợ công năm 1999 về cơ bản đã không đáp ứng được yêu cầu về tích hợp dữ liệu, thể hiện các mặt: CSDL về nợ công chưa được tập trung về một nơi, chưa hỗ trợ được việc phân tích, tạo lập báo cáo nhiều chiều phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính.

- Việc đẩy mạnh ứng dụng các mô hình quản lý nợ tiên tiến như đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ (DeMPA), phân tích bền vững nợ (DSA), đa dạng hóa các nghiệp vụ quản lý nợ như: sử dụng công cụ phái sinh, mua lại và hoán đổi các khoản nợ còn chậm. Hiện nay công cụ phái sinh, mua lại chưa được sử dụng trong nghiệp vụ quản lý nợ công, nghiệp vụ hoán đổi mới bắt đầu được sử dụng đối với trái phiếu chính phủ (nợ chính phủ trong nước).

- Hệ thống thông tin, số liệu về nợ công chưa được cập nhật thường xuyên: Các thông tin liên quan tới số liệu kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, chính sách mua sắm nhà nước, lãi suất, giá cả, lạm phát v.v không được thu thập kịp thời. Các số liệu này thay đổi thường xuyên, vào lúc số liệu thâm hụt ngân sách được ban hành, thì các số liệu trên đã lỗi thời. Do đó, số liệu thâm hụt ngân sách có thể không đủ tin cậy để dự toán các khoản nợ công.

Theo Luật Quản lý Nợ Công, Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố thông tin về nợ công. Cục QLN&TCĐN được giao là đơn vị chủ trì tổng hợp thông tin số liệu từ các đơn vị khác nhau trong và ngoài Bộ. Do đó, dẫn đến khó khăn trong việc tổng hợp báo cáo kịp thời và thống nhất số liệu báo cáo.

- Ứng dụng CNTT tại Bộ Tài chính trong quản lý nợ công: Ứng dụng Quản lý nợ và phân tích tài chính (DMFAS) đang trong quá trình nâng cấp để đảm bảo việc xây dựng, đổi mới hoạt động thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về nợ công tiên tiến theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Vì vậy, cần phải triển khai bài bản (hạn chế việc đầu tư các phần mềm nhỏ phục vụ cho các mục tiêu riêng lẻ), tiến tới áp dụng toàn diện ứng dụng CNTT trong quản lý nợ công nhằm mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hiện đại hóa công tác quản lý nợ công.

 

 

 

 

PHỤ LỤC 03. BIỂU MẪU BÁO GIÁ

 

Kính gửi: Bộ Tài chính- Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

Phúc đáp công văn số....................., ngày ........ của Bộ Tài chính- Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại về việc đề nghị báo giá nội dung tư vấn lập đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công.

Công ty .......... xin gửi đến quý đơn vị thông tin báo giá như sau:

  • Ngày phát hành báo giá:.......................
  • Hiệu lực báo giá: 9 tháng kể từ ngày phát hành.
  • Kinh phí báo giá lập theo bảng sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Thành tiền

1

Chi phí khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thì

Báo cáo

1

 

 

+ Đề nghị nêu chi tiết dự kiến các đơn vị, tổ chức liên quan đến lĩnh vực nợ công cần khảo sát (tối đa 20 đoàn khảo sát Bộ, Ngành, địa phương)

 

 

 

 

+ …

 

 

 

2

Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Báo cáo

1

 

 

+ Đề nghị nêu chi tiết các nội dung kinh phí

 

 

 

 

+ …

 

 

 

 

TỔNG CỘNG:

 

 

 

 

Ghi chú: Thành tiền đã bao gồm các loại thuế, phí theo quy định của Nhà nước.

 Các ứng dụng này anh chị bổ sung thêm thông tin

Nguyễn Thế Hiển