Diễn biến xếp hạng tín nhiệm quốc gia trên toàn thế giới trong bối cảnh dịch covid-19

02:26 PM 08/06/2020 |  Lượt xem: 245 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Các quốc gia bị hạ bậc/hạ triển vọng tín nhiệm 5 tháng đầu năm 2020 (từ 1/1/2020 đến 27/05/2020)

  1. Động thái đánh giá tiêu cực hệ số tín nhiệm quốc gia của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong tháng 5 năm 2020 đã giảm dần sau khi đạt mức đỉnh trong tháng 4, tuy nhiên rủi ro vẫn tiềm tàng

Trong tháng 5 năm 2020, 9 nước bị bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, giảm mạnh so với số nước bị hạ bậc trong tháng 4 (hơn 30 nước). Áp lực lên định mức tín nhiệm trước tác động của đại dịch Covid-19 được phản ánh chủ yếu thông qua số lượt điều chỉnh hạ triển vọng tín nhiệm (22 lần trong tháng 5/2020), giảm hơn một nửa so với tháng 4 (46 lượt hạ bậc).

Tốc độ hạ tín nhiệm quốc gia chậm hơn phần lớn phản ánh thực tế các tổ chức xếp hạng tín dụng đã điều chỉnh tiêu cực định mức tín nhiệm trong các tháng đầu năm trước quan ngại về tác động của COVID-19. Tuy nhiên, giai đoạn này mang tính chất tạm thời và có thể tiếp tục thay đổi khi tác động của đại dịch trở nên rõ ràng hơn.

Đến nay, số quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm trước tác động của COVID-19 đã vượt qua mức ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-09; và được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng.

Số quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm theo đánh giá của tổ chức Fitch trong đại dịch COVID-19 so sánh với khủng hoảng tài chính toàn cầu

2. Khả năng thanh toán và tính thanh khoản tác động đến kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc gia của các nước mới nổi

Trong số 9 nước bị hạ bậc tín nhiệm quốc gia vào tháng 5, 8 nước là các quốc gia thuộc khối thị trường cận biên xếp hạng B hoặc thấp hơn. Việc hạ bậc chủ yếu phát sinh từ áp lực huy động vốn nước ngoài ngày càng thách thức khi nhu cầu tái cấp vốn và tình trạng dòng vốn ngoại đảo chiều trở nên trầm trọng. Do những rủi ro này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng các quốc gia thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong ngắn hạn, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có xu hướng chủ động điều chỉnh đánh giá nhanh hơn đối với các nước đối mặt với rủi ro tài trợ vốn nước ngoài ở mức cao.

Đối với các quốc gia có mức xếp hạng tín nhiệm cao hơn, có nguồn tài trợ vốn nước ngoài ổn định và đã khẳng định được khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế, vấn đề các tổ chức xếp hạng tín dụng quan tâm nhất là ảnh hưởng tiêu cực lên tình hình tài khóa trước tác động của đại dịch. Trong đó yếu tố được quan tâm nhất là nỗ lực củng cố tài khóa (cắt giảm bội chi) sẽ mất bao nhiêu thời gian hậu đại dịch, trong bối cảnh các nước tiếp tục áp dụng thêm các biện pháp kích thích kinh tế hoặc điều chỉnh tăng dự báo về tỷ lệ nợ/GDP. Tác động của các biện pháp này sẽ được đánh giá dưới giác độ ảnh hưởng lên triển vọng tài khóa trong giai đoạn trung hạn hậu đại dịch.

3. Các tổ chức xếp bắt đầu động thái đánh giá lại định mức tín nhiệm của các quốc gia bày tỏ sự quan tâm tham gia sáng kiến đình chỉ nghĩa vụ nợ

Kể từ khi G20 công bố sáng kiến đình chỉ thực hiện nghĩa vụ nợ (DSSI), một số quốc gia đã tuyên bố ý định tham gia vào sáng kiến này, trong khi những nước khác không đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào.

Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã bắt đầu đưa ra động thái đánh giá đối với với những nước bày tỏ ý định tham gia vào sáng kiến DSSI. Tuy sự tham gia của chủ nợ tư nhân vào sáng kiến này còn chưa chắc chắn, Moody’s đã hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Ethiopia từ B1 xuống B2, và tiếp tục đưa tín nhiệm của nước này vào diện xem xét tiếp tục hạ bậc do có ý định tham gia vào DSSI. Tương tự, Moody’s đã đưa hệ số tín nhiệm của Pakistan và Cameroon vào diện xem xét hạ bậc. Mặt khác, gần đây, Moody, đã khẳng định xếp hạng của Kenya ở mức B2 (triển vọng thay đổi thành Tiêu cực) và nhận xét rằng việc nước này không tham gia DSSI là hỗ trợ cho xếp hạng. Sự khác biệt chính giữa các nước này là việc chính phủ thể hiện quan điểm về nợ của khu vực tư nhân.

Các quốc gia đã công bố ý định về DSSI (tính đến 28/5/2020)

Hồ Việt Hương