Triển vọng xếp hạng tín nhiệm quốc gia toàn cầu trong đại dịch covid19 - mối quan tâm của các tổ chức đánh giá xếp hạng

02:30 PM 08/06/2020 |  Lượt xem: 112 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Kể từ đầu năm 2020 đến nay, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã hạ bậc hệ số tín nhiệm của 37 quốc gia trên toàn thế giới và điều chỉnh hạ triển vọng tín nhiệm 84 lần theo đánh giá của 3 tổ chức xếp hạng lớn nhất thế giới bao gồm S&P, Moody’s và Fitch. Số quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm trước tác động của COVID-19 đên thời điểm hiện nay đã vượt qua mức ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-09; và được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng.

Riêng trong tháng 5 năm 2020, 9 quốc gia đã bị các tổ chức đánh giá bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Các quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm 5 tháng đầu năm 2020

Các quốc gia bị hạ triển vọng tín nhiệm 5 tháng đầu năm 2020

Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá việc ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ như thế nào?

Việc ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ, một công cụ chính sách tiền tệ phi truyền thống, đang có xu hướng gia tăng đặc biệt là ở các quốc gia thuộc khu vực mới nổi do thiếu không gian chính sách để tiếp tục cắt giảm lãi suất và để hỗ trợ tài chính chính phủ trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Tính đến giữa tháng 5 năm 2020, 11 ngân hàng trung ương trong khu vực thị trường mới nổi đã bắt đầu chương trình mua trái phiếu (bao gồm cả trái phiếu chính phủ), tuy cho đến nay quy mô của các chương trình này vẫn còn khiêm tốn, phần lớn hạn chế ở mức tối đa 3% GDP.

Các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm thường nhìn nhận việc ngân hàng trung ương mua trái phiếu có tính chất hỗ trợ hệ số tín nhiệm quốc gia trong ngắn hạn vì các giao dịch này giúp giảm chi phí vay và rủi ro tái cấp vốn. Tuy nhiên, trong trung hạn thì động thái này của ngân hàng trung ương có thể khiến các tổ chức xếp hạng quan ngại do có thể gia tăng tác động tiềm tàng lên lạm phát, tỷ giá hối đoái và thâm hụt tài khóa. Khi ngân hàng trung ương tại các quốc gia trên phạm vi toàn cầu tham gia mua trái phiếu chính phủ dưới các phương thức khác nhau, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm phân biệt giữa giao dịch mua trái phiếu ở thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Mua trái phiếu ở thị trường sơ cấp có thể ngụ ý việc ngân hàng trung ương in tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách trong khi mua trái phiếu ở thị trường thứ cấp đồng nghĩa với việc chuyển tiền cho khu vực tư nhân.

Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thường nhìn nhận ngân hàng trung ương với tư cách là chủ nợ của chính phủ trong bảng cân đối kế toán quốc gia và tách biệt khỏi phạm vi chung của chính phủ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chính phủ có thể huy động nguồn tài chính không giới hạn từ các giao dịch mua của ngân hàng trung ương. Bất kỳ gián đoạn nào trong thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đối với trái phiếu chính phủ do ngân hàng trung ương nắm giữ cũng được coi như như gián đoạn trong thanh toán nghĩa vụ nợ với các trái chủ, và sẽ tác động tiêu cực và trực tiếp lên hệ số tín nhiệm quốc gia.

Chương trình mua tài sản do các ngân hàng trung ương thuộc thị trường mới nổi thực hiện

Biện pháp hỗ trợ của chính phủ đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh COVID-19 được xem xét như thế nào trong phân tích xếp hạng tín nhiệm quốc gia?

Đại dịch COVID-19 cũng gây ra thách thức lớn và bộc lộ rõ ảnh hưởng tới các cơ quan của chính phủ, đặc biệt là đối với một số doanh nghiệp nhà nước đang gặp khó khăn (như các công ty dầu khí và hàng không quốc gia). Quá trình phân tích hệ số tín nhiệm quốc gia do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thực hiện bao gồm việc đánh giá việc yêu cầu chính phủ phải hỗ trợ đối với nghĩa vụ nợ dự phòng tiềm ẩn của ngân sách nhà nước. Quá trình này đánh giá dư địa tài khóa của chính phủ để hỗ trợ các khoản vay được chính phủ bảo lãnh, hoặc các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn được đánh giá có khả năng trở nên hiện hữu trên bảng cân đối kế toán của quốc gia (theo đó chính phủ phải bố trí nguồn lực ngân sách để trả nợ thay). Tuy nhiên, xếp hạng tín nhiệm quốc gia không phản ánh khả năng của chính phủ trong việc hỗ trợ các nghĩa vụ nợ của khu vực công nói chung. Do đó, khó khăn đối với khu doanh nghiệp nhà nước không nhất thiết có có tác động trực tiếp đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Ngoài ra, không phải tất cả các biện pháp hỗ trợ của chính phủ đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước đều nằm trong phạm vi phân tích xếp hạng quốc gia (phạm vi đánh giá tín nhiệm quốc gia bao gồm các biện pháp hỗ trợ khoản vay được chính phủ bảo lãnh). Các biện pháp không ảnh hưởng trực tiếp đến định mức tín nhiệm quốc gia, theo quan điểm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm, bao gồm việc yêu cầu ngân hàng mở rộng cung cấp tín dụng cho các ngành hoặc tổ chức cụ thể, phê duyệt hoặc điều chỉnh mức thuế hoặc trợ cấp, và cấp vốn cổ phần bổ sung cho một số doanh nghiệp đặc thù gặp khó khăn.

Hồ Việt Hương