Xu hướng phát hành trái phiếu vì mục đích COVID trong bối cảnh COVID-19

04:41 PM 19/06/2020 |  Lượt xem: 3749 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhiều chủ thể phát hành tiếp cận thị trường vốn bằng việc phát hành trái phiếu COVID-19. Nguồn thu từ phát hành trái phiếu hình thức này nhằm tài trợ dự án cơ sở hạ tầng để kiểm soát hoặc ngăn chặn đại dịch.

Trái phiếu phát hành nhằm mục đích ứng phó COVID-19 có thể được phân loại vào loại hình Trái phiếu Xã hội (Social Bonds). Trái phiếu Xã hội tài trợ các dự án trực tiếp giải quyết hoặc giảm thiểu một vấn đề xã hội cụ thể và/hoặc hướng đến đạt được những kết quả tích cực về mặt xã hội. Đại dịch toàn cầu Coronavirus là vấn để xã hội đe dọa tính mạng của toàn dân trên thế giới, đặc biệt người già và những người có bệnh nền. Ngoài ra, hàng triệu người trên thế giới đang phải chịu tác động tiêu cực từ suy giảm kinh tế và giãn cách xã hội dưới tác động của đại dịch. Các dự án phù hợp để tài trợ phải có mục tiêu giảm thiểu các vấn đề có liên quan đến mặt xã hội phát sinh từ COVID-19 và mang lại kết quả xã hội tích cực, đặc biệt cho đối tượng bị tác động.

Ví dụ minh họa cho các dự án xã hội đủ điều kiện có thể bao gồm chi tiêu liên quan đến COVID-19 để tăng cường năng lực và hiệu quả trong việc dự phòng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thiết bị y tế và nghiên cứu y khoa; các khoản vay cho doanh nghiệp SME để hỗ trợ tạo việc làm ở các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng, và các dự án được thiết kế đặc biệt để ngăn ngừa và/hoặc giảm thiểu thất nghiệp do hậu quả của đại dịch.

Tính đến 27/5/2020, khối lượng phát hành trái phiếu vì mục đích COVID-19 là 109 tỷ USD, chủ yếu bằng 3 đồng tiền là USD, EUR, SEK và kỳ hạn dưới 10 năm. Theo dữ liệu từ Bloomberg, khối lượng phát hành trái phiếu xã hội/bền vững tăng 170,9% so với cùng kỳ năm ngoái vì quy mô tăng vọt của trái phiếu phát hành cho mục đích COVID; trong khi đó quy mô phát hành của Trái phiếu xanh, vốn chiếm chủ đạo trong thị trường trái phiếu đầu tư có trách nhiệm đang trên đà giảm dần.

Theo ICMA

Các lựa chọn thương thức phát hành trái phiếu vì mục đích COVID-19 được khuyến nghị gồm có: Thiết lập một khuôn khổ trái phiếu mới nhằm ứng phó tình thế hoặc Nâng cấp khuôn khổ trái phiếu bền vững hoặc xã hội có sẵn hoặc Bổ sung Định nghĩa/Quy định đối với việc Sử dụng nguồn thu từ phát hành vào hình thức tài trợ truyền thống

Hình 2: Các lựa chọn thương thức phát hành trái phiếu vì mục đích COVID-19

Phương thức

Thiết lập một khuôn khổ trái phiếu mới nhằm ứng phó tình thế

Nâng cấp khuôn khổ trái phiếu bền vững hoặc xã hội có sẵn

Bổ sung Định nghĩa/Quy định đối với việc Sử dụng nguồn thu từ phát hành vào hình thức tài trợ truyền thống

Ví dụ

Phát hành của NIB

Phát hành của IFC, AfDB, IADB

Phát hành của Chính phủ Áo, Indonesia, Bồ Đào Nha

Các lợi ích

  • Không cần đánh giá độc lập.
  • Minh bạch hơn với nhà đầu tư về việc sử dụng nguồn thu.
  • Minh bạch hơn với nhà đầu tư về việc sử dụng nguồn thu.
  • Tuân thủ các nguyên tắc phát hành của ICMA.
  • Được chào bán trên thị trường với nhãn Trái phiếu xã hội.
  • Có thể được chào bán trên thị trường với nhãn Trái phiếu ứng phó COVID-19.
  • Quy trình nhanh gọn nhất – ít tác động đến bộ hồ sơ phát hành.

Các cân nhắc

  • Yêu cầu thiết lập khuôn khổ phát hành mới.
  • Không tuân thủ các nguyên tắc phát hành của ICMA (Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế).
  • Yêu cầu nâng cấp khuôn khổ có sẵn để bao gồm các dự án xã hội.
  • Cần đánh giá độc lập (~4 tuần)
  • Không tuân thủ các nguyên tắc phát hành của ICMA.
  • Hồ sơ phát hành cần bổ sung các thông tin như báo cáo sử dụng nguồn thu phát hành, nhân tố rủi ro liên quan phân bổ nguồn thu và chi tiết gói hỗ trợ/phục hồi.

Một số giao dịch phát hành nổi bật gần đây gồm có phát hành của Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB) để tài trợ nỗ lực đối phó tác động của đại dịch (3 tỷ USD, thời hạn 3 năm), trái phiếu ứng phó COVID của NIB nhằm tài trợ dự án có mục đích giảm thiểu hậu quả kinh tế xã hội do dịch gây ra tại các quốc gia thành viên (1 tỷ USD, thời hạn 3 năm), phát hành của Chính phủ Áo  nhằm tài trợ khẩn cấp COVID-19 (7,5 tỷ EUR, thời hạn 3 năm).

Đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các vấn đề xã hội và các giải pháp kịp thời để ứng phó với rủi ro hệ thống mới này. Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế cũng khuyến nghị nhà phát hành và nhà đầu tư cân nhắc vai trò dẫn đầu thị trường, trách nhiệm xã hội và giữ vững trọng tâm ra quyết định đầu tư trong dài hạn để không bỏ quên các yếu tố khác trong xu thế đầu tư có trách nhiệm.

Phan Nguyễn Lam Sương