Dòng chảy tài chính vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình

01:51 PM 25/02/2020 |  Lượt xem: 4717 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Xét theo khu vực trên thế giới, các quốc gia châu Mỹ Latinh và Ca-ri-bê (LAC) chiếm tỷ trọng thu hút dòng vốn tài chính lớn nhất (272 tỷ đô là, 27%); tiếp theo là khu vực đông Á và Thái Bình Dương (EAP) ngoại trừ Trung Quốc (115 tỷ đô la, 11%).

Biểu 1: Dòng chảy vốn tài chính thuần năm 2018 – Phân bố theo khu vực Đơn vị: tỷ USD.

Dư nợ nước ngoài của các quốc gia thu nhập thấp và trung bình tăng 5,3% trong năm 2018 lên mức 7,8 nghìn tỷ đô la, tốc độ này gần bằng nửa giá trị tích lũy nợ trong năm 2017 (tốc độ tăng 10,4%). Dư nợ gia tăng do dòng vốn vay chảy vào lên tới 516 tỷ đô la, cũng như do biến động tỷ giá của đồng nội tệ so với tiền đô la khiến giá trị này tăng lên (gần một nửa các khoản nợ nước ngoài của các nước có thu nhập thấp và trung bình là các khoản vay bằng các loại tiền không phải là đô la Mỹ). Dư nợ nước ngoài tăng chủ yếu do Trung Quốc, nước này chiến ¼ tổng dư nợ nước ngoài của tất cả các nước có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới cộng lại. Dư nợ nước ngoài của Trung Quốc tăng 15% năm 2018 trong đó nợ ngắn hạn tăng 18% và nợ dài hạn tăng 10%. Diễn biến nợ tại khu vực khác trên thế giới có những xu hướng rất khác nhau. Các nước trong khu vực Trung Đông và Nam Phi (MENA) có tốc độ tích lũy nợ nước ngoài nhanh nhất, đạt 7%, chủ yếu do tốc độ tăng 15% tại Ai Cập, quốc gia đi vay lớn nhất ở khu vực. Ngược lại, nợ nước ngoài của châu Âu và Trung Á lại giảm bình quân 4,8% so với năm 2017, chủ yếu do dư nợ nước ngoài của Nga giảm mạnh.

Biểu 2: Thay đổi dư nợ nước ngoài năm 2017 và 2018 Đơn vị: tỷ USD.

Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương

Tổng giá trị dòng vốn tài chính thuần chạy vào khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đạt 587 tỷ đô la trong năm 2018, giảm 5% so với năm trước đó chủ yếu do mức gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu chảy vào có giá trị thấp hơn dòng chảy vào của các khoản vay. Tuy vậy, thống kê này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các diễn biến tại Trung Quốc. Loại trừ Trung Quốc, các quốc gia khác trong khu vực chứng kiến dòng vốn tài chính chảy vào giảm 12% so với năm trước, thể hiện sự suy giảm dòng vốn chảy vào đối với cả vốn vay và vốn chủ sở hữu.

Biểu 3: Dư nợ nước ngoài và dòng chảy tài chính thuần, Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, 2009-2018 Đơn vị: tỷ USD.

Dòng vốn nợ thuần chảy vào đạt 66 tỷ đô la, trong đó về cơ cấu Indonesia chiếm 46%, Phillipines và Thái Lan gộp lại chiếm 38%. Dòng vốn FDI chảy vào tăng 11% lên mức 61 tỷ đô la, chủ yếu do các dòng vốn chảy vào Thái Lan tăng 50% (đạt 13,1 tỷ đô la) từ các khoản đầu tư mới từ châu Á, tái đầu tư bởi các tập đoàn xuyên quốc gia với sự hiện diện dài hạn tại quốc gia này. Ngược lại, dòng chảy vốn cổ phiếu lại có giá trị âm 11,7 tỷ đô la (dòng vốn chảy ra khỏi khu vực/nền kinh tế), chủ yếu do Thái Lan (-7,1 tỷ đô la) và Indonesia (-3,7 tỷ đô la). Xu hướng vốn cổ phiếu chảy ra khỏi nền kinh tế chủ yếu phản ánh biến đổi liên khu vực, theo đó các quỹ tài chính của cộng đồng đầu tư châu Á tái đầu tư vào danh mục cổ phiếu tại Trung Quốc.

Ngoại trừ Trung Quốc, dòng vốn nợ dài hạn chảy vào khu vực tăng 38% trong năm 2018 lên mức 69 tỷ đô la, chủ yếu do dòng vốn từ các chủ nợ tư nhân tăng gấp đôi, và từ các chủ nợ chính thức tăng 61% lên 6,6 tỷ đô la, chủ yếu từ các tổ chức đa phương. Tuy vậy, trong tổng cơ cấu các khoản vay dài hạn, tỷ trọng các khoản vay mới từ chủ nợ chính thức ở mức khiêm tốn, chiếm 10%. Thay vào đó, dòng vốn nợ dài hạn chảy vào từ các chủ nợ tư nhân, chủ yếu từ các ngân hàng thương mại, đạt 32 tỷ đô la trong năm 2018, gần gấp đôi so với năm 2017 và chiếm 51% cơ cấu nguồn vốn vay dài hạn từ khu vực tư nhân.

 

 

Biểu 4: Cơ cấu chủ nợ của dòng vốn nợ thuần, ngoại trừ Trung Quốc, 2009-2018 Đơn vị: tỷ USD.

Tài liệu tham khảo:

Ngân hàng Thế giới, tháng 1/2020, Báo cáo nợ năm 2020,  http://pubdocs.worldbank.org/en/727761579205652353/pdf/Debt-Report-2020-Edition-I.pdf

Hồ Việt Hương