Thay mặt Bộ Tài chính, ông Hoàng Hải – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đọc báo cáo tham luận tại Hội nghị, theo đó:
1. Về các giải pháp thúc đẩy giải ngân của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành
Qua theo dõi của Bộ Tài chính, tính đến thời điểm này, phần lớn các Bộ đều đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy giải ngân. Ví dụ như: giao ban tháng, quý về giải ngân vốn đầu tư công, phân giao nhiệm vụ rõ ràng và quy trách nhiệm cho người đứng đầu các đơn vị; tăng cường trách nhiệm các cơ quan tham mưu, quy định thời gian xử lý thủ tục phê duyệt (Bộ Giao thông vận tải); ban hành các chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020 (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch); thành lập và kiện toàn tổ công tác thúc đẩy giải ngân (Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế); tổ chức các cuộc họp với các chủ đầu tư để đôn đốc giải ngân (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế); phân công các đồng chí Lãnh đạo Bộ trực tiếp chỉ đạo điều hành, đôn đốc công tác giải ngân của các dự án (Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế), có chế tài đối với các đơn vị, dự án giải ngân chậm (Bộ Y tế); điều chỉnh, điều hòa kế hoạch vốn cho các đơn vị trong nội bộ Bộ (Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên môi trường); ban hành quy trình quản lý dự án đầu tư (Bộ Giáo dục và đào tạo); tăng cường kiểm tra hiện trường để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch); phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong giải phóng mặt bằng (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên môi trường); họp trực tuyến với nhà tài trợ (Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch); đề xuất cắt giảm kế hoạch vốn dự kiến không sử dụng hoặc không sử dụng hết để chuyển cho các Bộ, địa phương khác có nhu cầu (10 Bộ);...
Về cam kết tiến độ giải ngân, Bộ Tài chính ghi nhận 10/12 Bộ ngành cam kết hoàn thành giải ngân (sau khi điều chỉnh giảm một phần hoặc toàn bộ kế hoạch vốn, trừ Bộ Giao thông vận tải không đề xuất cắt giảm kế hoạch vốn). Tổng số các Bộ đề nghị giảm kế hoạch vốn đang được Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp và báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định là 4.717,5 tỷ đồng.
Trong tháng qua, Bộ Tài chính đã có 6 lượt làm việc với các chủ dự án thuộc các Bộ Giáo dục và đào tạo, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Y tế nhằm phối hợp với các Bộ để đánh giá việc triển khai dự án và làm rõ các vướng mắc với mục tiêu thúc đẩy tiến độ giải ngân dự án. Đồng thời Bộ Tài chính cũng đã tổ chức buổi làm việc với WB và toàn bộ các dự án giáo dục vay WB để phối hợp rà soát, làm rõ các vướng mắc, thống nhất các quan điểm, định hướng xử lý. Qua đó, cũng hoàn thiện hơn quy định, cơ chế quản lý và cơ chế phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân dự án.
Bộ Tài chính đã có các công văn đôn đốc nhắc các chủ dự án khẩn trương có báo cáo hoàn chứng từ tài khoản đặc biệt tại tất cả các cấp, hoặc trả lại nhà tài trợ nếu đánh giá không thể giải ngân được. Hiện nay, các chủ dự án đã có nhận thức rõ hơn về vấn đề hoàn chứng từ tài khoản đặc biệt, và đã có đơn rút vốn hoàn chứng từ thường xuyên hơn 1 tháng - 2 tháng/lần. Đối chiếu số kiểm soát chi và số ký đơn rút vốn tại Bộ Tài chính cho thấy không chênh lệch nhiều (khoảng gần 130 tỷ đồng cho cả 12 Bộ ngành được giao dự toán vốn vay). Điều này chứng tỏ các chủ dự án đã có hành động khẩn trương lập hồ sơ rút vốn hơn sau khi có kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước.
2. Về kết quả giải ngân vốn đầu tư công nguồn nước ngoài 9 tháng đầu năm 2020
Bằng các biện pháp tích cực nêu trên, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài trong tháng 9 đạt 4.315,570 tỷ đồng, tăng 558,659 tỷ đồng so với tháng 8 (tăng 3,14% so với tỷ lệ giải ngân trên kế hoạch vốn được giao đã ghi nhận trong tháng 8).
GIẢI NGÂN VỐN ODA, VAY ƯU ĐÃI NƯỚC NGOÀI - KẾ HOẠCH VỐN 2020
ĐVT: triệu đồng
Tên Bộ/địa phương
|
Kế hoạch vốn được giao
|
Giải ngân đến 31/8/2020
|
Tỷ lệ (%)
|
Giải ngân đến 30/9/2020
|
Tỷ lệ (%)
|
Chênh lệch T9 so T8
|
Giá trị
|
Tỷ lệ (%)
|
Bộ/ngành
|
18.215.986,00
|
3.880.610,69
|
21,30
|
4.538.815,34
|
24,92
|
658.204,65
|
3,62
|
Tổng vốn vay nước ngoài
|
17.835.986,00
|
3.756.911,00
|
21,06
|
4.315.570,21
|
24,20
|
558.658,52
|
3,14
|
Bộ Quốc phòng
|
1.253.600,00
|
383.947,28
|
30,63
|
383.947,28
|
30,63
|
0,00
|
0,00
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
103.600,00
|
4.258,77
|
4,11
|
4.258,77
|
4,11
|
0,00
|
0,00
|
Bộ NN và PTNT
|
3.638.836,00
|
336.202,01
|
9,24
|
352.783,97
|
9,69
|
16.581,96
|
0,46
|
Bộ Giao thông - Vận tải
|
6.131.400,00
|
2.359.699,69
|
38,49
|
2.593.934,07
|
42,31
|
234.234,39
|
3,82
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
2.153.300,00
|
253.323,83
|
11,76
|
511.152,74
|
23,74
|
257.828,92
|
11,97
|
Bộ Văn hóa, TTDL
|
245.800,00
|
5.689,81
|
2,31
|
5.689,81
|
2,31
|
0,00
|
0,00
|
Bộ Tài nguyên và MT
|
619.800,00
|
95.020,81
|
15,33
|
95.020,81
|
15,33
|
0,00
|
0,00
|
Viện Hàn lâm KHCN VN
|
2.230.600,00
|
25.872,30
|
1,16
|
39.584,30
|
1,77
|
13.712,00
|
0,61
|
Đại học quốc gia Hà Nội
|
29.597,00
|
15.370,00
|
51,93
|
17.486,00
|
59,08
|
2.116,00
|
7,15
|
BQL Khu CN cao Hòa Lạc
|
190.853,00
|
6.646,88
|
3,48
|
24.034,00
|
12,59
|
17.387,12
|
9,11
|
Bộ Công - Thương
|
138.000,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
Bộ Y tế
|
1.100.600,00
|
270.880,31
|
24,61
|
287.678,46
|
26,14
|
16.798,16
|
1,53
|
Tổng vốn viện trợ
|
380.000,00
|
123.699,00
|
32,55
|
223.245,00
|
58,75
|
99.546,00
|
26,20
|
Tập đoàn Điện lực VN
|
380.000,00
|
123.699,00
|
32,55
|
223.245,00
|
58,75
|
99.546,00
|
26,20
|
Trong số 12 Bộ, ngành được giao dự toán vốn vay nước ngoài 2020, có một số Bộ có mức giải ngân không thay đổi so với trước như: Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Công Thương. Một số Bộ khác có giải ngân nhưng tiến độ tăng còn thấp so với kế hoạch vốn được giao như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, Bộ Y tế. Các Bộ, ngành có số giải ngân tăng tốt là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, trong đó Bộ Giáo dục và đào tạo tăng cao nhất, so với tháng 8 tăng là 11,97%.
Bên cạnh đó, trong 9 tháng đầu năm 2020, các Bộ còn tập trung giải ngân tiếp dự toán 2019 và phần vốn được kéo dài, chuyển nguồn, trị giá 2.671 tỷ đồng.
3. Về các vướng mắc phát sinh ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài.
Hiện nay, đối với việc kiểm soát chi thực hiện thủ tục kiểm soát xác nhận thanh toán, Kho bạc nhà nước đang thực hiện theo đúng quy định (Điều 10 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/1/2020 của Chính phủ về các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc nhà nước), trong đó thời hạn kiểm soát xác nhận thanh toán của Kho bạc nhà nước là chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày Kho bạc nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của đơn vị. Riêng đối với các khoản chi thực hiện theo hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau, thời hạn trong vòng 01 ngày làm việc.
Như vậy, thời gian kiểm soát, xác nhận vốn ngoài nước của Kho bạc nhà nước là tối đa không quá 03 ngày làm việc. Việc giao nhận hồ sơ và trả kết quả của Kho bạc nhà nước với chủ đầu tư được thực hiện qua phiếu giao nhận đảm bảo đúng thời gian quy định. Đến nay, Kho bạc nhà nước chưa nhận được phản ánh kiến nghị nào của chủ đầu tư về việc giải quyết chậm thủ tục kiểm soát xác nhận thanh toán vốn ngoài nước qua Kho bạc nhà nước.
Theo quy định của Thông tư 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, thời gian kiểm soát đơn rút vốn trong vòng 05 ngày. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã rút ngắn thời gian xử lý đối với các hồ sơ rút vốn hợp lệ chỉ trong 01-02 ngày làm việc. Đối với các đơn rút vốn chưa đủ điều kiện để giải quyết, Bộ Tài chính đã có công văn trả lại ngay để chủ dự án hoàn thiện, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật về chi tiêu ngân sách và tuân thủ quy định của hiệp định vay. Tính đến hết tháng 9/2020, Bộ Tài chính đã nhận 560 hồ sơ rút vốn, trong đó đã giải quyết 554 hồ sơ, chiếm 98,8%.
Qua quá trình theo dõi, đánh giá công tác giải ngân và làm việc của Bộ Tài chính với các Bộ, các chủ dự án, Bộ Tài chính nhận thấy kết quả giải ngân của các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi vẫn tiếp tục thấp thực chất là do chưa có khối lượng cho giải ngân. Vấn đề này xuất phát từ các nguyên nhân như: (i) Dự án chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước, ví dụ như chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, phê duyệt các hợp đồng, công tác đấu thầu của nhiều dự án được triển khai chậm, một số dự án có khiếu kiện trong quá trình đấu thầu; (ii) Quá trình chuẩn bị dự án kéo dài, chuẩn bị đầu tư không kỹ, và các yếu tố khó khăn khách quan khác dẫn đến phải thay đổi thiết kế, điều chỉnh dự án trong quá trình thực hiện, gia hạn thời gian thực hiện, thời gian giải ngân, trong khi đó các thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay được thực hiện chậm trễ, chưa có cơ sở pháp lý để giải ngân; (iii) Dự án mặc dù được bố trí dự toán nhưng chưa hoàn thành thủ tục đàm phán hoặc chưa ký hiệp định vay, hoặc dự án đã ký hiệp định vay nhưng chưa được cấp ý kiến pháp lý, hoặc mới được phê duyệt điều kiện cho vay lại, do đó không có cơ sở pháp lý để giải ngân;...
4. Giải pháp, kiến nghị của Bộ Tài chính
Để đảm bảo phối hợp hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành tại công văn số 8895/BTC-QLN ngày 23/7/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả Hội nghị giải ngân tháng 6/2020, công văn số 10556/BTC-QLN ngày 1/9/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả các Hội nghị giải ngân tháng 8/2020. Tại Hội nghị này, Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị:
4.1. Các Bộ, ngành thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 242/TB-VPCP ngày 18/7/2020 và Thông báo số 310/TB-VPCP ngày 27/8/2020 của Văn phòng Chính phủ; thường xuyên cập nhật, báo cáo Bộ Kế hoạc và đầu tư, Bộ Tài chính tình hình thực hiện dự án, giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài để phối hợp thực hiện trong thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo kịp thời. Đối với các vấn đề còn vướng, còn chưa rõ về chính sách, các Bộ, ngành cần sớm có ý kiến với các cơ quan liên quan để các cơ quan có nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung phù hợp.
4.2. Đối với số kế hoạch vốn 2020 đã đề nghị cắt giảm, điều chuyển cho các Bộ, địa phương khác, đề nghị các Bộ ngành xác định rõ là cắt giảm của dự án nào, dự án nào hoàn toàn không giải ngân được trong năm 2020, dự án nào chỉ giải ngân được một phần để bổ sung kế hoạch vốn bố trí cho dự án đó ngay vào kế hoạch vốn đầu tư 2021, đảm bảo dự án có đủ kinh phí để thực hiện theo thời gian và tiến độ đã cam kết với nhà tài trợ tại các hiệp định vay nước ngoài. Trường hợp số kế hoạch vốn 2020 đề nghị cắt giảm của các Bộ chưa phân bổ chi tiết cho các dự án do lập kế hoạch chưa sát, đề nghị các Bộ ngành rút kinh nghiệm khi xây dựng kế hoạch năm 2021 và các năm sau, chỉ xây dựng và bố trí, giao kế hoạch vốn cho các dự án đã hoàn thành thủ tục.
4.3. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các Bộ, ngành tập trung xử lý dứt điểm, phối hợp với nhà tài trợ, các cơ quan, địa phương liên quan tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đặc biệt là các vướng mắc của các dự án đầu tư lớn, các dự án sắp hết hạn giải ngân theo quy định của hiệp định vay, các dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư; tăng cường năng lực của bộ máy quản lý, thực hiện dự án các cấp.
4.4. Với nguyên nhân chính làm chậm tiến độ giải ngân là do chưa có khối lượng như đã nêu ở trên, đề nghị các Bộ, ngành, chủ dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án; giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc đấu thầu hợp đồng, đặc biệt là các tranh chấp hợp đồng (nếu có) để có khối lượng hoàn thành, đủ điều kiện thanh toán.
4.5. Đối với chương trình/dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các Bộ, ngành báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh đầu tư, trên cơ sở phê duyệt/quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Tài chính để điều chỉnh thời hạn giải ngân, điều chỉnh phân bổ vốn theo các Hiệp định vay đã ký (nếu có). Tuy nhiên, đề nghị các Bộ, ngành tăng cường vai trò trách nhiệm cơ quan chủ quản, chỉ đạo các chủ dự án tích cực triển khai dự án, không chờ vào việc điều chỉnh. Việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay thường xuyên, trong đó có các nội dung điều chỉnh kéo dài thời gian giải ngân của dự án, sẽ rút ngắn thời gian trả nợ nước ngoài, tạo áp lực trả nợ cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, không phải mọi đề xuất điều chỉnh, gia hạn đều nhận được thống nhất hoàn toàn của nhà tài trợ.
4.6. Đối với các nội dung về tài chính, đề nghị các Bộ, ngành:
- Bố trí đủ vốn đối ứng để thanh toán theo dự toán được giao; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để giải quyết các vướng mắc phát sinh.
- Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi theo chế độ quy định, đảm bảo chi trong dự toán được phân bổ, chi đúng chế độ quy định; phối hợp với Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) trong việc giải ngân. Đối với khoản tiền đã rút về tài khoản đặc biệt, yêu cầu các chủ dự án sớm hoàn chứng từ theo chế độ quy định. Các cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc hoàn chứng từ của chủ dự án.
- Các chủ dự án thực hiện ghi thu ghi chi kịp thời, không để dồn chứng từ vào cuối năm; Kho bạc Nhà nước đôn đốc các Ban quản lý dự án thực hiện ghi thu ghi chi, tổng hợp kết quả ghi ghu ghi chi báo cáo cấp có thẩm quyền định kỳ 15 ngày/1 lần để có chỉ đạo cần thiết.
- Chỉ đạo các chủ dự án, vào các ngày 15 và 30 hàng tháng, chủ động phối hợp rà soát, đối chiếu số liệu giải ngân với Bộ Tài chính nhằm công khai số liệu giải ngân trên trang điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ triển khai cam kết cụ thể của từng Bộ ngành. Trường hợp kiểm soát chi, đơn rút vốn tồn quá lâu, đề nghị có giải pháp gửi Bộ Tài chính để đôn đốc nhắc nhở Kho bạc Nhà nước và Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
- Chỉ đạo các chủ dự án phối hợp với cơ quan cho vay lại trong việc thẩm định phương án tài chính đối với các dự án cho vay lại, thẩm định tài sản đảm bảo, để cơ quan cho vay lại sớm báo cáo và đề xuất các phương án giải quyết các vướng mắc phát sinh (nếu có) gửi tới Bộ Tài chính.
5. Bộ Tài chính cam kết tiếp tục coi giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay ODA, vay ưu đãi là nhiệm vụ trọng tâm trong năm và phối hợp với cơ quan chủ quản trong các vấn đề liên quan đến đàm phán ký kết, hoàn thành thủ tục hiệu lực của Hiệp định vay, điều chỉnh Hiệp định vay (nếu có), ký hợp đồng cho vay lại, rà soát đẩy nhanh tiến độ các công tác liên quan đến giải ngân và trao đổi với nhà tài trợ các vấn đề phát sinh trong quá trình giải ngân.
Ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính phát biểu kết luận Hội nghị
Thay mặt Bộ Tài chính, Ông Trương Hùng Long phát biểu kết thúc Hội nghị, theo đó ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp rất thực tiễn, sâu sắc và chất lượng của các Bộ, ngành, đề nghị các Bộ, ngành hoàn chỉnh báo cáo 9 tháng và phối hợp với Bộ Tài chính để rà soát đối chiếu số liệu. Bộ Tài chính đề nghị các Bộ thực hiện trách nhiệm của mình trong việc hoàn thành các thủ tục liên quan như giải phóng mặt bằng, đấu thầu, phê duyệt hợp đồng,… và thực hiện các hoạt động của dự án để có khối lượng cho giải ngân; đồng thời đề nghị các Bộ, ngành tập trung phân tích, đánh giá vấn đề vướng mắc của từng dự án cụ thể, và đề ra giải pháp, hướng xử lý các vướng mắc của từng dự án trong Hội nghị giải ngân tới.
Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư và các Bộ, ngành để hoàn tất các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh Hiệp định vay, cũng như khẩn trương ký Hợp đồng ủy quyền cho vay lại với cơ quan cho vay lại để tạo cơ sở pháp lý cho các Dự án giải ngân vốn nước ngoài như Dự án Vệ tinh quan sát trái đất của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, vay vốn Nhật Bản...