Họp trực tuyến đánh giá tình hình giải ngân Dự án Xây dựng trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, vay vốn ADB

09:14 AM 18/10/2021 |  Lượt xem: 3964 |  In bài viết |    Đọc bài viết send email  Gửi góp ý

Toàn cảnh cuộc họp

Ngày 30/8/2021, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại đã chủ trì họp với Ban quản lý dự án Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội nhằm đánh giá tình hình thực hiện trong 8 tháng đầu năm 2021 và dự kiến cả năm 2021 của Dự án Xây dựng trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, vay vốn ADB

A. Thông tin chung về dự án:

1. Thông tin chúng

- Tên Dự án: Dự án Xây dựng trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Đại học mô hình mới), sử dụng vốn vay ưu đãi của ADB.

- Trường Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội là Chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp, có mục tiêu dài hạn là phấn đấu trở thành một trường đại học xuất sắc có cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, với mô hình tổ chức, phương thức quản lý hiện đại, là trung tâm đào tạo đại học và nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam, đạt trình độ khu vực và quốc tế, góp phần đào tạ nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

- Nội dung, quy mô của Dự án:  Dự án gồm 4 thành phần: Thành phần A- xây dựng hệ thống chính sách và quản trị nhà trường: 4,82 triệu USD; Thành phần B – xậy dựng năng lực phát triển đào tạo và nghiên cứu: 48,5 triệu USD; Thành phần C – xây dựng khuôn viên và cơ sở hạ tầng: 120,3 triệu USD, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc – 63,8ha đất; Thành phần D – Quản lý và Triển khai Dự án 3,908 triệu USD.

- Cơ quan chủ quản: Dự án được bàn giao từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ ngày 20/4/2016 theo Quyết định số 430/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được ADB công nhận là cơ quan chủ quản dự án ngày 17/11/20216.

- Cơ chế tài chính của Dự án: cấp phát cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để thực hiện Dự án.

- Địa điểm thực hiện Dự án: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội.

2. Tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện của dự án

- Thời gian thực hiện Dự án: 2011-2017; Dự án Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, vay vốn ADB, được tài trợ từ Hiệp định vay 2750-VIE (vay OCR) và 2751-VIE (vay ADF) được ký ngày 10/11/2011.

- Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của Dự án: 210 triệu USD. Trong đó:

+ Vốn vay ADB: 190 triệu USD, gồm 170 triệu USD vốn vay thông thường (OCR) và 20 triệu USD vốn vay đặc biệt (ADF), theo tỷ giá USD/SDR tại thời điểm ký kết hiệp định tín dụng;

+ Vốn đối ứng: 20 triệu USD

- Dự án được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1434/QĐ-TTg  ngày 29/10/2018 và 372/QĐ-TTg  ngày 4/4/2019, theo đó:

+ Gia hạn thời gian thực hiện Dự án thêm 05 năm, đến hết ngày 30/6/2023.

+ Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án giảm xuống còn 178,87 triệu USD (vốn vay OCR: 138,87 triệu USD, vốn ADF: 20 triệu USD và vốn đối ứng: 20 triệu USD).

B. Tình hình phân bổ kế hoạch nguồn vốn nước ngoài năm 2021

 Tổng số kế hoạch vốn năm 2021 được giao, phân khai và nhập TABMIS đến thời điểm báo cáo là 750 tỷ đồng/750 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao.

C. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài tính đến 30/8/2021:

- Khối lượng hoàn thành đã được Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi: 51,02 tỷ đồng.

- Tổng số vốn năm 2021 đã giải ngân đến 30/8/2021: 50,39 tỷ đồng. Trong đó:

- Tỷ lệ vốn giải ngân năm 2021 so với kế hoạch giao: 6,71%.

D. Nhận xét về khó khăn, vướng mắc:

- Thu tục phê duyệt thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tư gặp nhiều vướng mắc dẫn đến chậm so với tiến độ, cụ thể:

+ Đến ngày 31/10/2020: Dự án mới hoàn thiện các thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư dự án.

+ Đến ngày 09/11/2020: Dự án mới hoàn thiện việc phê duyệt thiết kế cơ sở và kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng trường Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội.

Theo đó, so với kế hoạch, việc phê duyệt thiết kế cơ sở và kinh phí thực hiện đầu tư đã chậm 09 tháng. Ngoài ra, do chính sách tiêu chuẩn đất đai chưa có quy định thống nhất; các quy định tiêu chuẩn và quản lý đầu tư xây dựng có nhiều thay đổi, dẫn đến tư vấn và chủ đầu tư phải báo cáo giải trình và sửa đổi nhiều lần xin ý kiến thảo thuận để hoàn thành.

- Về đấu thầu: các thủ tục thường kéo dài do các dự án ODA vừa theo quy định của ADB và pháp luật Việt Nam. Thực tế nhà tài trợ không theo quy định Việt Nam về gói thầu xây dựng quy mô vốn và phương thức đấu thầu trái với quy định của Việt Nam cụ thể đối với các gói thầu xây dựng ADB đang áp hình thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ có sơ tuyển (Việt Nam 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ). Thanh tra, kiểm toán thường xem xét theo pháp luật Việt Nam rất khó cho các ban QLDA trong việc thỏa thuận thống nhất với nhà tài trợ về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, nội dung hợp đồng, tỷ lệ tạm ứng nhà tài trợ yêu cầu giải trình báo cáo nhiều, đặc biệt vềvề kỹ thuật xây dựng theo quy định của Việt Nam để được ADB thống nhất mất rất nhiều thời gian báo cáo, giải trình. Để lựa chọn được nhà thầu thi công xây dựng mất ít nhất 2 năm đối với gói thầu theo hình thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ có sơ tuyển theo qui định của ADB. Cụ thể đối với Dự án quá trình xem xét của ADB kéo dài:

+ Gói gói thầu Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và thi công xây dựng hạ tầng (CW-01) trao thầu kế hoạch 31/5/2020 thực tế trao 21/5/2021, chậm 11 tháng.

+ Gói thầu gói thầu Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và thi công xây dựng Công trình (CW -02): kế hoạch ADB và Viện HLKHCNVN phê duyệt báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu ngày 15/7/2020, dự kiến ký hợp đồng ngày 1/9/2021, chậm 11 tháng.

 - Về giải ngân: hoạt động giải ngân chính của Dự án đầu tư là cho hoạt động xây dựng chỉ khi khởi công có khối lượng mới được thanh toán. Quy định của quốc tế chỉ khi nhà thầu nhận được tạm ứng hợp đồng mới có hiệu lực khi 1 trong các khâu chậm thì ảnh hưởng đến giải ngân so với kế hoạch vốn được giao.

- Ngoài ra, việc dự án chậm giải ngân cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ tháng 3/2020 đến nay, quá trình phối hợp trao đổi giữa Việt Nam và ADB và các chuyên gia quốc tế liên quan đến thực hiện dự án bị gián đoạn. Dự án thực hiện trên địa bàn giãn cách (Hà Nội) nên không thể triển khai các hoạt động xây dựng theo tiến độ.

Đ. Đánh giá khả năng giải ngân và số vốn dự kiến giảm:

Trong bối cảnh dịch covid -19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên cũng ảnh hưởng đến khả năng giải ngân của các gói thầu xây dựng thực hiện dự án. Số tiền dự kiến khó có thể giải ngân được khoảng 504 tỷ đồng.

E. Giải pháp và kiến nghị

- Về đấu thầu: các dự án ODA cần phải thống nhất theo quy định pháp luật bên vay. Những nội dung đặc thù theo thông lệ quốc tế nhà tài trợ phải quy định rõ danh mục thực hiện, những vấn đề kỹ thuật về xây dựng phải tuân theo quy định của Việt Nam.  

- Điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong trường hợp không vượt tổng nguồn vốn dự án đối với các gói thầu, các thiết kế để đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm kinh phí nên phân cấp cho các bộ, chủ đầu tư quyết định để đảm bảo các bước thủ tục đảm bảo hiệu quả, mục tiêu và yêu cầu sử dụng, khắc phụ xử lý các bất hợp lý kịp thời hoặc giao 1 đầu mối (01 bộ phụ trách thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ).

- Các Dự án ODA đều có đặc thù riêng về quy trình, thủ tục thực hiện, hợp đồng xây dựng theo FIDEX cần được các cơ quan có thẩm quyền ưu tiên xem xét và đẩy nhanh các thủ tục thẩm định, phê duyệt và kiểm soát mới tháo gỡ được cho các dự án về tiến độ thời gian.

Nguyễn Phương Ngọc Huyền

CÁC TIN KHÁC