Dòng chảy tài chính vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình

13:51:PM 25/02/2020
Theo báo cáo nợ toàn cầu năm 2020 của Ngân hàng Thế giới, dòng vốn tài chính thuần, bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu (cổ phiếu), chảy vào các nước thu nhập thấp và trung bình đạt 1 nghìn tỷ đô la trong năm 2018, thấp hơn 19% so với năm 2017. Yếu tố chính dẫn đến mức suy giảm này do dòng chảy vốn nợ thuần giảm 31% xuống 516 tỷ đô la, và giá trị đầu tư danh mục cổ phiếu giảm 49%. Nguồn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở mức 469 tỷ đô la, tương đồng với năm 2017. Trung Quốc là quốc gia nhận được dòng chảy vốn thuần cao nhất trong số các nước thu nhập thấp-trung bình trong năm 2018, với tổng giá trị 472 tỷ đô la, chiêm 46%.

Biến đổi khí hậu và rủi ro tài chính

10:03:AM 07/02/2020
Theo một nghiên cứu gần đây của Tổ chức tiền tệ Thế giới IMF: các ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính bắt đầu xem xét đến yếu tố biến đổi khí hậu trong hoạt động kinh doanh tài chính.

Lãi suất chiết khấu thương mại tham chiếu năm 2020

15:32:PM 04/02/2020
Ngày 21/01/2020, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đã ký Thông báo số 24/TB-QLN về lãi suất chiết khấu thương mại tham chiếu năm 2020 làm cơ sở tính toán thành tố ưu đãi các khoản vay nước ngoài đề xuất mới năm 2020.

Kỳ 1: Sự sùng bái tăng trưởng

17:38:PM 09/01/2020
GDP - Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) là thước đo quy mô của một nền kinh tế, tăng trưởng GDP do đó là thước đo tốc độ tăng của nền kinh tế đó. Các nhà kinh tế học cũng như hầu hết chúng ta sử dụng thước đo GDP với ý nghĩa này trong tính toán các chỉ tiêu kinh tế như thâm hụt ngân sách so với GDP, nợ công so với GDP, thu ngân sách so với GDP … và đồng nhất nó với sự thịnh vượng không chỉ của quốc gia mà của cả những cá nhân. Tuy nhiên, trong loạt bài sưu tầm này, chúng tôi mong muốn đưa đến một góc nhìn đa chiều hơn về bản chất của GDP ngõ hầu giúp làm rõ và đánh giá đầy đủ hơn về thước đo phổ biến này.