Lãi suất chiết khấu thương mại tham chiếu năm 2020

15:32:PM 04/02/2020
Ngày 21/01/2020, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đã ký Thông báo số 24/TB-QLN về lãi suất chiết khấu thương mại tham chiếu năm 2020 làm cơ sở tính toán thành tố ưu đãi các khoản vay nước ngoài đề xuất mới năm 2020.

Kỳ 1: Sự sùng bái tăng trưởng

17:38:PM 09/01/2020
GDP - Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) là thước đo quy mô của một nền kinh tế, tăng trưởng GDP do đó là thước đo tốc độ tăng của nền kinh tế đó. Các nhà kinh tế học cũng như hầu hết chúng ta sử dụng thước đo GDP với ý nghĩa này trong tính toán các chỉ tiêu kinh tế như thâm hụt ngân sách so với GDP, nợ công so với GDP, thu ngân sách so với GDP … và đồng nhất nó với sự thịnh vượng không chỉ của quốc gia mà của cả những cá nhân. Tuy nhiên, trong loạt bài sưu tầm này, chúng tôi mong muốn đưa đến một góc nhìn đa chiều hơn về bản chất của GDP ngõ hầu giúp làm rõ và đánh giá đầy đủ hơn về thước đo phổ biến này.


Rủi ro lãi suất đối với danh mục nợ công (phần 1)

14:32:PM 03/08/2019
Rủi ro lãi suất liên quan tới chi phí thanh toán các khoản vay mới hoặc hiện hành của chính phủ với lãi suất thả nổi, phát sinh từ những thay đổi lãi suất trong nước và quốc tế có thể xảy ra.

Rủi ro Đảo nợ/Tái cấp vốn trong quản lý nợ công

14:21:PM 03/08/2019
Cấu trúc đáo hạn của danh mục nợ chính phủ (còn gọi là hồ sơ danh mục nợ) là một thước đo quan trọng để đánh giá rủi ro đảo nợ/tái cấp vốn. Rủi ro đảo nợ là rủi ro một khoản nợ có thể phải bị đảo với mức lãi suất cao bất thường, hoặc mất khả năng đảo nợ. Rủi ro đảo nợ cao khi cơ cấu kỳ hạn của danh mục nợ ngắn, và một số khoản đến hạn phải trả có quy mô lớn tập trung vào một số thời điểm (1) . Rủi ro tái cấp vốn thường là mối quan ngại đặc biệt đối với các quốc gia mà chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có nhiều biến động hoặc có diễn biến tiêu cực đột ngột, hệ số tín nhiệm quốc gia ở mức thấp, chất lượng quản trị bị đánh giá là yếu kém, rủi ro chính trị ở mức cao, cũng như các quốc gia gánh nặng nợ hay các quốc gia đang gặp khủng hoảng tài chính(2).

Quyền lợi của các Nhà Tạo lập Thị trường

13:33:PM 03/08/2019
Những quyền lợi hoặc đặc quyền của nhà tạo lập thị trường thường được cân nhắc để hài hòa với các cam kết hoặc nghĩa vụ do một hệ thống muốn phát triển lâu dài phải dựa trên cơ sở tham gia tự nguyện:

Ứng dụng mô hình quản lý tài sản có, tài sản nợ ALM trong công tác quản lý nợ chính phủ

10:01:AM 08/07/2019
Mô hình quản lý tài sản có, tài sản nợ (gọi tắt là ALM) được ứng dụng trong nghiệp vụ quản lý rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh. Các trung gian tài chính tìm cách quản lý rủi ro kinh doanh và tài chính bằng cách hợp nhất những đặc tính tài chính giữa tài sản nợ (liability) với tài sản có (asset) của họ (trong và ngoài bảng cân đối), theo các mục tiêu kinh doanh cơ bản. Chẳng hạn, một công ty bảo hiểm nhân thọ đang tiến hành bán các chính sách bảo hiểm nhân thọ, là loại có cấu trúc thanh toán dài hạn dự kiến khá ổn định được xác định bởi các bảng tính về tỷ lệ tử vong dự kiến. Để giảm rủi ro tài chính, công ty bảo hiểm nhân thọ đó sẽ đầu tư tiền thu được từ doanh số bảo hiểm vào các tài sản dài hạn để hợp nhất với kế hoạch hoàn trả các bảo hiểm đã bán.